Tại sao tôi dùng cụm từ “kiến thiết dòng tiền”? Nếu bạn không đọc phần 1 mà mở luôn phần thứ 2 để đọc, bạn sẽ vô cùng thắc mắc. Nhưng nếu bạn biết được hai bí mật về tiền bạc không được học ở nhà trường thì tôi nghĩ tôi không cần giải thích nhiều về cụm từ “kiến thiết dòng tiền” này nữa.
Lý do bạn chưa có một bức tranh tài chính sáng sủa là bởi vì dòng tiền ra vào vào túi bạn đang lộn xộn và ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hay nói đúng hơn, bạn gặp khó khăn trong việc giữ và sử dụng tiền của mình.
Bởi vậy, bằng tất cả những kinh nghiệm thất bại trong việc giữ tiền và sử dụng tiền mà tôi đã từng trải qua, tôi thấu hiểu được sự khó khăn khi phải đối mặt với việc quản lý những đồng tiền mà bản thân vất vả kiếm về.
Hóa ra kiếm tiền đã khó mà làm chủ số tiền mình kiếm được còn khó hơn.
Quá trình quản lý tài chính cá nhân cũng giống như quá trình trưởng thành của một cây tre vậy.
Măng tre mất 4 năm chỉ tăng thêm 3 cm. Nhưng từ năm thứ 5 trở đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ 30 cm mỗi ngày và chỉ mất 6 tuần để phát triển lên 15 mét. Trong 4 năm đâu, cây tre chỉ tăng thêm 3 cm là bởi chúng dùng 4 năm đầu để khiến rễ tre kéo dài hàng trăm mét dưới lòng đất, chuẩn bị dinh dưỡng cho cây tre phát triển thân trong tương lai.
Thói quen giữ và lên kế hoạch sử dụng tiền chính là bộ rễ để giúp cho dòng tiền của bạn phát triển nhanh chóng sau thời gian dài tích lũy. Bởi vậy, hãy kiên nhân từng bước, đây mới là những bước đầu tiên trong hành trình kiến thiết cuộc sống của bạn thôi. Nhưng tôi tin rằng, với sự thông minh của bạn và những hướng dẫn có được từ cuốn sách này, sẽ giúp bạn tạo nên bộ rễ đâm sâu và vững chắc.
#1. Tiền của tôi đã đi đâu?
Hãy xem lại bài tập 4 ở phần một, bạn hoàn thành bài tập đó rồi chứ? Tôi hi vọng bạn đã rất nghiêm túc khi làm bài tập đó.
Bây giờ, tôi muốn bạn làm một bài tập mở rộng của bài tập 4 đó. Yêu cầu của bài tập như sau: Hãy liệt kê toàn bộ các khoản chi trong 30 ngày qua.
STT | Nội dung chi | Ngày chi | Số tiền chi |
Hãy trung thực với những thống kê của mình nhé! Bạn có 30 phút để hoàn thành bài tập này, hãy đặt đồng hồ và thực hiện bài tập này một cách nghiêm túc. Bài tập này sẽ giúp bạn rất nhiều cho những phần thông tin phía sau của cuốn sách này.
Tôi sẽ qua trở lại sau 30 phút nữa.
Bạn làm xong bài tập của mình rồi chứ? Rất tốt. Lần đầu tôi làm bài tập này, tôi đã không thể hoàn thành được nó, bởi tôi không thể nhớ nổi tôi đã tiêu tiền vào những việc gì, cụ thể chi tiết là bao nhiêu? Tôi chỉ lờ mờ nhớ được vài khoản tiền nổi bật, gắn cùng một sự kiện nào đó ấn tượng, nhưng ngần đó vẫn chưa đủ để hoàn thành bài tập này. Bạn đã làm tốt hơn xuất phát điểm của tôi rất nhiều đó.
Trường hợp bạn cũng giống như tôi, không hoàn thành được bài tập này, vậy thì cũng không sao. Ít nhất thì bạn cũng biết được một lỗ hổng trong việc quản lý tài chính cá nhân của mình đó là bạn không biết tiền của mình đã đi đâu. Chúng ta sẽ sửa chữa nó.
Và nội dung ở mục này chính là giúp bạn theo dõi từng đồng tiền của mình đang đi đâu và chúng đang làm gì với cuộc sống của bạn?
Tại sao chúng ta cần theo dõi thu chi của mình?
Câu trả lời là: Liệu bạn có thể quản lý được cái gì đó khi không biết nó đang ở đâu? như thế nào? và làm gì không?
Peter Ferdinand Drucker – chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, ông được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, từng chia sẻ: “Cái gì không đo lường được thì không quản lý được. Cái gì không đo lường được thì không cải tiến được.”
Bởi vậy, theo dõi thu chi sẽ là bước đầu tiên cho kế hoạch kiến thiết lại dòng tiền của bạn.
Chúng ta sẽ theo dõi như thế nào?
Rất đơn giản, chỉ với 3 bước thôi:
- Ghi chép
- Phân loại
- Đánh giá và cải tiến
#1.1. Ghi chép
Giống như bài tập bạn vừa làm, chúng ta chỉ cần lấy sổ và bút ghi chép lại các khoản tiền ra và vào ví của bạn. Nếu bạn không muốn một cuốn sổ cồng kềnh bên người, bạn có thể tải ứng dụng ghi chép thu chi về điện thoại giống như tôi.
Ứng dụng ghi chép thu chi trên điện thoại có rất nhiều, bạn có thể dùng Misa Money Keeper, Money Lover, Mint… hoặc bất cứ ứng dụng nào bạn muốn. Hiện nay tôi đang dùng Misa để ghi chép thu chi của mình, khá phù hợp với tôi. Nếu bạn đang dùng ứng dụng nào đó trước đây và phù hợp với mình, hãy giữ nguyên điều đó. Đừng cố thay đổi, bởi phần cần thay đổi còn rất nhiều ở phía sau.
Hãy đảm bảo rằng, những khoản chi hoặc thu dù là nhỏ nhất bất cứ khi nào rời khỏi ví bạn hoặc về ví của bạn đều được ghi chép cẩn thận. Đây là những dữ liệu vô cùng quan trọng cho toàn bộ kế hoạch tiếp theo.
Một lưu ý dành cho bạn: Đừng quá tin tưởng vào trí nhớ siêu việt của mình, mọi thông tin đều có thể làm nhiễu nếu không có “bằng chứng” rõ ràng ghi nhận. Hãy ghi chép thật cẩn thận.
Tôi thường thêm ngay những khoản thu hoặc chi của mình vào ứng dụng theo dõi trên điện thoại, mỗi lần quẹt thẻ hãy chuyển khoản, những lần tiền rời khỏi ví tôi. Tôi đã duy trì điều đó suốt 5 năm nay và nó thật sự hiệu quả đối với các kế hoạch tài chính của tôi sau đó.
Và một tin vui tôi muốn cho bạn biết, bạn sẽ có cảm giác tinh thần trách nhiệm của mình đối với “ví tiền” được nâng cao mỗi lần cập nhật bảng thu chi và nhìn lại toàn bộ số tiền mình đã tiêu.
Nó thật sự là cảm giác rất đáng thử dành cho bất cứ cô gái nào.
Hãy bắt đầu mở App Store hoặc Google Play của bạn tải ứng dụng ghi chép chi tiêu xuống, hoặc bạn có thể chuẩn bị cho mình một cuốn sổ nhỏ và 1 cây bút. Bạn sẽ muốn ghi xuống toàn bộ những khoản tiền ra – vào ví của bạn từ sáng tới giờ đó.
Hãy làm nó ngay bây giờ!
#1.2. Phân loại
Sau khi có được những dữ liệu thô từ việc theo dõi thu chi hằng ngày, chúng ta làm gì tiếp theo?
Hãy phân loại chúng.
Việc phân loại sẽ giúp bạn nhìn thấy tiền của bạn đến từ đâu? Liệu bạn có đang sở hữu bất cứ cái cây thu quả nào trong vườn không?
Bạn cũng biết được tiền của bạn đang làm gì? Liệu bạn có đang giữ lại những hạt giống đã gieo trồng xuống đất không? Hay bạn đã để cho những “kẻ trộm” lấy mất hạt giống đó?
Cùng xem, chúng ta có gì ở bước này!
Chúng ta đã có 3 loại thu nhập được đề cập ở phần trước: thu nhập kiếm được – thu nhập đầu tư – thu nhập thụ động.
Vậy chi tiêu thì sao? Có những loại chi tiêu nào?
Tôi sẽ giúp bạn phân loại chúng với 3 nhóm chi tiêu như sau:
- Nhóm 1 – Chi tiêu thiết yếu: Đây là khoản bạn BẮT BUỘC phải chi. Chúng dành cho các khoản thiết yếu trong cuộc sống của bạn như ăn uống, sinh hoạt, điện nước, đi lại… Nếu bạn không chi tiền cho chúng thì cuộc sống của bạn sẽ không thể duy trì. Nói cách khác, khoản chi này là khoản KHÔNG CHI LÀ CHẾT.
- Nhóm 2 – Chi tiêu lãng phí: Đây là những khoản chi KHÔNG BẮT BUỘC và KHÔNG CẦN THIẾT trong cuộc sống của bạn, thậm chí chúng nên được cắt bỏ bởi chúng mang lại cho bạn những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng sức khỏe, hoặc các rắc rối tài chính. Ví dụ như: đi nhậu, bắt trend đồ hiệu, mỹ phẩm theo trend, trà sữa, cafe sang chảnh, … Nói cách khác, khoản này là khoản KHÔNG CHI LÀ TỐT.
- Nhóm 3 – Nên chi: Đây là những khoản chi KHÔNG BẮT BUỘC nhưng CẦN THIẾT trong cuộc sống của bạn, chúng khiến cuộc sống của bạn tích cực hơn, vui vẻ hơn, giúp cho tương lai tài chính lâu dài của bạn. Ví dụ như: tiết kiệm, đầu tư, gửi cho bố mẹ, từ thiện, học tập, mua sách, luyện tập sức khỏe… Nói cách khác, khoản chi này là khoản CHI ĐƯỢC LÀ TỐT.
Với 3 loại thu nhập và 3 nhóm chi tiêu, nhiệm vụ của bạn lúc này đơn giản chỉ là đưa những số liệu bạn có vào đúng vị trí dành cho chúng.
Bây giờ, tôi muốn bạn hãy mở một file Excel trên máy tính, hoặc nếu bạn không có máy tính, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ mô phỏng bảng phân loại dưới đây vào trong một cuốn sổ bí mật của riêng bạn.
Tại sao lại cần bí mật, tôi tin là bạn sẽ không muốn ai nhìn thấy tình hình tài chính bết bát ngay lúc này của mình, tôi cũng từng như vậy.
Bảng phân loại thu nhập cá nhân
BẢNG THEO DÕI THU NHẬP THÁNG 8/2022 | ||||
Nội dung | TN kiếm được | TN đầu tư | TN Thụ động | Tổng TN |
Lương đi làm | 12.000.000 | |||
Giải thưởng viết | 2.000.000 | |||
Làm thêm | 4.000.000 | |||
Tổng | 18.000.000 | 0 | 0 | 18.000.000 |
Đây là bảng mô phỏng phân loại thu nhập, nhìn vào đây bạn dễ dàng nhìn thấy chủ nhân của bảng theo dõi này nhận thu nhập 100% từ nguồn thu nhập kiếm được.
Có thể thấy cô gái này rất chăm chỉ làm việc, ngoài công việc ở công ty, cô ấy còn đi làm thêm ngoài giờ và tham gia các cuộc thi để có thêm thu nhập.
Có điều, có vẻ như trong vườn của cô ấy, không có cái cây nào đang ra quả hoặc tệ hơn, có thể trong vườn của cô ấy chưa có bất cứ cái cây nào được trồng xuống. Bởi vậy, con số hiển thị ở cột thu nhập đầu tư và thu nhập cố định đang là 0 đồng. Có vẻ như cô ấy cần đọc cuốn sách này.
Bài tập nhỏ: Tương tự, hãy thực hiện phân loại thu nhập của bạn giống như bảng mô phỏng trên, và tự đánh ra xem tình hình “vườn cây ăn quả” của bạn đang như thế nào nhé!
Bảng theo dõi chi tiêu cá nhân
BẢNG THEO DÕI CHI TIÊU THÁNG 8/2022 | |||
Nội dung | Thiết yếu | Lãng phí | Nên chi |
Nhà ở | 3.000.000 | ||
Thức ăn | 4.000.000 | ||
Điện | 1.000.000 | ||
Đám cưới | 1.000.000 | ||
Cafe sáng | 500.000 | ||
Cafe đối tác | 100.000 | ||
Xăng xe | 500.000 | ||
Biếu bố mẹ | 2.000.000 | ||
Đi nhậu | 500.000 | ||
Nước sinh hoạt | 500.000 | ||
Mua sách | 400.000 | ||
Trà sữa | 1.500.000 | ||
Đi bar | 1.500.000 | ||
Shopping | 2.000.000 | ||
Tổng | 9.000.000 | 6.000.000 | 3.500.000 |
Tổng thu nhập | 18.000.000 | Số còn lại | (500.000) |
Nhìn từ dữ liệu của bảng và biểu đồ ở trên, có thể thấy cô gái của chúng ta, làm được chơi cũng được luôn, tôi thích những cô gái như vậy. Nhưng cũng nên vui chơi cho chừng mực phải không nào!
Ngoài khoản chi tiêu thiết yếu chiếm 48,6%. Phần chi tiêu lãng phí chiếm tới 32,4% khá cao so với số tiền ở mục nên chi là 18,9%.
Hơn nữa, số tiền chi ra ở tháng 8/2022 đã vượt quá số tiền thu về trong cùng tháng. Chắc chắn, ở tháng kế tiếp cô gái này cần có kế hoạch bù lại khoản chi vượt quá trong tháng 8 này.
Bài tập nhỏ: Tương tự với mô phỏng theo dõi chi tiêu ở trên, bạn hãy thực hiện với các khoản chi của mình. Phân loại chúng và đưa chúng thành biểu đồ trực quan để có thể quan sát dễ dàng hơn.
Việc phân loại có thể thực hiện theo ngày, theo tuần, hoặc theo tháng. Nhưng khi bạn mới bắt đầu thì tôi khuyến cáo bạn nên bắt đầu làm việc này theo tuần.
Tại sao không phải theo ngày hay theo tháng?
Theo kinh nghiệm của tôi, khi bạn mới bắt đầu một thói quen mới chúng ta nên đơn giản mọi việc lại. Hằng ngày, tôi muốn bạn tập trung cho việc ghi chép, nếu bạn chưa từng làm điều này trước đây, nghĩa là bạn cần làm quen với một thói quen mới. Bởi vậy, đứng quá “gồng mình” khi mới bắt đầu, chúng sẽ khiến bạn mệt mỏi và sợ hãi. Tôi không muốn bạn bỏ cuộc từ ngay những bước đầu tiên. Chúng ta mới chỉ đang bắt đầu với những bước chân đầu tiên trong kế hoạch GIỮ TIỀN, chúng ta còn cả một chặng đường phía trước. Hãy cứ bình tĩnh, chúng ta sẽ làm được, sẽ đến đích.
Bây giờ, hãy tạo lập cho mình bảng theo dõi dòng tiền, bao gồm theo dõi thu nhập và theo dõi chi tiêu.
Nếu có thể, hãy dùng một bảng tính Excel, bởi bạn sẽ đỡ đau đầu với những phép tính và biểu đồ mô phỏng. Nếu bạn không giỏi với những công thức Excel thì tôi đã tạo sẵn một biểu mẫu tại Blog Phụ Nữ Tự Do. Bạn có thể tải Biểu mẫu Bảng theo dõi thu chi cá nhân TẠI ĐÂY.
Còn nếu bạn không có sẵn một chiếc máy tính để giúp bạn thông kê những con số này. Không sao cả, hãy thực hiện những thao tác đơn giản với chiếc sổ của mình. Đây là cách cả mấy đời nay, các bà và các mẹ chúng ta vẫn thường dùng.
Vui vẻ với những gì sẵn có.
***LƯU Ý QUAN TRỌNG
Trong khi phân loại các nhóm chi tiêu, tôi có dùng ví dụ các hoạt động như trà sữa, cafe, shopping… là khoản lãng phí. Điều đó không đồng nghĩa với việc những khoản này với bạn cũng vậy.
Tôi muốn bạn nhớ rõ về 2 cụm từ cấu thành nên khoản chi LÃNG PHÍ là KHÔNG BẮT BUỘC, KHÔNG CẦN THIẾT. Tức là dù bạn không chi tiền cho những khoản này, bạn vẫn có thể duy trì cuộc sống của mình bình thường. Bình thường ở đây là bạn vẫn khỏe mạnh, vẫn làm việc được, vẫn duy trì sự sống của mình.
Ví dụ, nếu bạn thiếu nước, không khí và thức ăn thì có thể khiến bạn chết. Nhưng bạn không uống trà sữa 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng… bạn vẫn có thể sống bình thường.
Bạn cần phân biệt rõ giữa THỨ BẠN CẦN và THỨ BẠN MUỐN.
- Thứ bạn cần: là thứ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, cuộc sống, gia đình của bạn.
- Thứ bạn muốn: có thể làm một thứ bạn yêu thích, đam mê, hoặc ham muốn tức thời.
Lấy lại ví dụ về trà sữa. Nếu công việc của bạn là một Food Reviewer, thì việc bạn đi uống thử, trải nghiệm thử ở các quán trà sữa là điều cần thiết, những khoản chi này bạn có thể xếp vào nhóm NÊN CHI thay vì nhóm LÃNG PHÍ.
Shopping cũng vậy, nếu bạn là nhà tạo mẫu thời trang, việc bạn liên tục đi mua sắm là điều cần thiết, bởi nó phục vụ cho công việc thì đây được xếp vào khoản NÊN CHI. Thường thì những nhà tạo mẫu thời trang, họ sẽ có mối quan hệ cộng sinh với các nhà thiết kế, nhãn hàng thời trang và họ có thể mượn đồ. Chỉ khi thật sự không thể xoay sở họ mới phải dùng tới hoạt động shopping thôi.
Ngược lại, nếu bạn shopping chỉ bởi cố gắng chạy theo trend một cách quá độ hay bởi bạn nghĩ tiêu tiền giúp bạn xả stress, thậm chí lạm dụng thẻ tín dụng cho “thú vui” nhất thời này thì đây hoàn toàn là một khoản chi LÃNG PHÍ. Cứ nhìn tủ quần áo mỗi set chỉ lên ảnh duy nhất một lần rồi vứt xó của bạn là sẽ hiểu.
Bởi vậy, bảng theo dõi thu chi này mới được ghép thêm 2 chữ CÁ NHÂN là như vậy.
Các khái niệm sẽ là căn cứ để bạn tự định nghĩa các khoản chi tiêu của mình cho phù hợp bối cảnh thực tế của bạn.
Thêm một ví dụ nữa cho chắc ăn nhé!
Ví dụ, tôi thường mua sách để đọc và lấy kiến thức, vậy thì đối với tôi, tiền mua sách là khoản NÊN CHI. Nhưng nếu tôi mua sách về không phải để đọc mà để chụp ảnh sống ảo, sau đó mang đi nhóm bếp, thì đây là khoản LÃNG PHÍ. Nếu muốn sống ảo, tôi có thể mượn sách, hoặc ra hiệu sách chụp ké là xong, phải không?
CHỐT LẠI các khoản chi như tiền cafe, tiền trà sữa, shopping,… chỉ đơn giản là cái tên cho một hoạt động trong cuộc sống. Việc phân loại chúng vào nhóm nào trong 3 nhóm THIẾT YẾU – NÊN CHI – LÃNG PHÍ phụ thuộc rất nhiều vào mục đích đứng sau của hoạt động đó.
Nếu bạn cố gắng lạm dụng, dẫn tới thừa mứa và lãng phí, thì tôi tin chúng sẽ luôn là khoản lãng phí cần cắt bỏ.
#1.3. Đánh giá và cải tiến
Khi bạn nhìn vào bảng theo dõi thu chi, bạn sẽ lập tức thấy ngay “lỗ hổng” trong việc quản lý tiền bạc của mình.
- Nếu bạn chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, hãy nghĩ cách có thêm thu nhập thứ 2.
- Nếu thu nhập bạn đang có chỉ duy nhất thuộc loại thu nhập kiếm được, hãy bắt đầu tìm hiểu cách giữ hạt và gieo trồng vườn cây của bạn. Tại cuốn sách này, tôi sẽ giúp bạn biết cách giữ hạt và lên kế hoạch gieo trồng.
- Nếu chi tiêu LÃNG PHÍ của bạn đang chiếm spotlight trong bảng theo dõi thu chi hoặc đang lấn lướt các khoản NÊN CHI hãy lên kế hoạch cắt bỏ.
- Nếu các khoản thiết yếu của bạn đang chiếm gần hết toàn bộ thu nhập của bạn, thì chắc chắn bạn cần xem lại mức sống của bạn. Có thể nó đang quá “xa xỉ” so với khả năng thu nhập của bạn, hoặc bạn đang phân loại chưa chính xác các khoản chi.
- …
Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy những hạt giống của bạn đang không nằm trong tay bạn hoặc không được gieo trồng xuống vườn cây của bạn thì bạn cần lên kế hoạch để thay đổi nó.
Việc ngồi xuống để xem lại tổng quan toàn bộ tình hình thu chi của mình là cách tốt nhất giúp bạn có thêm tinh thần trách nhiệm với cuộc sống làm chủ tiền bạc và tự do của mình.
Tôi tin rằng, dù trước khi đến với cuốn sách này bạn đang như thế nào? Nhưng khi bạn đã kiên nhẫn để đọc tới đây, tức là bạn đang khao khát tìm kiếm một thay đổi tích cực đối với vấn đề tài chính của bản thân.
Hãy hành động!
DÀNH CHO BẠN
Bài tập 5. Theo dõi và phân loại thu chi của mình bắt đầu từ hôm nay. Khi hết tháng này, hãy quay lại đây và viết xuống cảm xúc của bạn khi nhìn thấy dòng tiền vào và ra của bạn trong một tháng vừa qua.
Bài tập này có thể bạn sẽ phải dành 1 tháng tới để hoàn thành, nhưng để chắc rằng bạn CAM KẾT hoàn thành nó. Ngay từ bây giờ, hãy vào Blog Phụ Nữ Tự Do để tài Biểu mẫu theo dõi thu chi và lưu nó ở một nơi dễ tìm. Hãy chắc chắn rằng, bạn đang coi bài tập này là bài tập quan trọng của đời mình. Chỉ có vậy, bạn mới nghiêm túc và kiên trì với nó.
Chúc bạn thành công!
—————————————–
ĐỪNG CHUYỂN SANG NỘI DUNG MỚI NẾU BẠN CHƯA LÀM BÀI TẬP Ở PHẦN NÀY NHÉ!
#2. Chiến lược “Chia để trị”
Ở nội dung trước chúng ta đã có được bức tranh toàn diện về tình hình tài chính cá nhân của bạn thông qua Bảng theo dõi thu chi cá nhân. Trong nội dung này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giúp bạn giữ tiền và chuẩn bị kế hoạch sử dụng tiền thông qua Chiến lược “Chia để trị”.
Chiến lược “Chia để trị” đơn giản là việc bạn chia nhỏ các khoản thu của mình thành các phần khác nhau với những mục đích sử dụng tương ứng để quản trị nó một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bạn sẽ thấy, tất cả các phương pháp tôi hướng dẫn bạn tại cuốn sách này để rất đơn giản, vì tôi hiểu rất rõ những phương pháp cồng kềnh, đồ sộ sẽ khiến bạn mệt mỏi thế nào khi bắt đầu thay đổi thói quen với tiền bạc. Nó sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, chán nản và dẫn tới bỏ cuộc. Bởi vậy, ĐƠN GIẢN chính là từ khóa trong việc hình thành một thói quen mới, đặc biệt là với vấn đề liên quan tới TIỀN.
Chiến lược “Chia để trị” sẽ thực hiện với 4 bước như sau:
- Theo dõi và rà soát dòng tiền
- Chia nhỏ thu nhập
- Thực hiện thứ tự ưu tiên
- Đánh giá và cải tiến
#2.1. Theo dõi, rà soát và đánh giá dòng tiền
Theo dõi và rà soát dòng tiền chính là công việc bạn đã thực hiện ở phần nội dung trước – Theo dõi thu chi cá nhân.
Cùng nhìn lại ví dụ của chúng ta lần nữa nhé.
Bảng theo dõi thu nhập cá nhân tháng 8/2022
BẢNG THEO DÕI THU NHẬP THÁNG 8/2022 | ||||
Nội dung | TN kiếm được | TN đầu tư | TN Thụ động | Tổng TN |
Lương đi làm | 12.000.000 | |||
Giải thưởng viết | 2.000.000 | |||
Làm thêm | 4.000.000 | |||
Tổng | 18.000.000 | 0 | 0 | 18.000.000 |
Bảng theo dõi chi tiêu cá nhân tháng 8/2022
BẢNG THEO DÕI CHI TIÊU THÁNG 8/2022 | |||
Nội dung | Thiết yếu | Lãng phí | Nên chi |
Nhà ở | 3.000.000 | ||
Thức ăn | 4.000.000 | ||
Điện | 1.000.000 | ||
Đám cưới | 1.000.000 | ||
Cafe sáng | 500.000 | ||
Cafe đối tác | 100.000 | ||
Xăng xe | 500.000 | ||
Biếu bố mẹ | 2.000.000 | ||
Đi nhậu | 500.000 | ||
Nước sinh hoạt | 500.000 | ||
Mua sách | 400.000 | ||
Trà sữa | 1.500.000 | ||
Đi bar | 1.500.000 | ||
Shopping | 2.000.000 | ||
Tổng | 9.000.000 | 6.000.000 | 3.500.000 |
Rà soát và đánh giá
Đối với thu nhập: Thu nhập 18.000.000 đồng đến từ 100% nguồn thu nhập kiếm được.
Đối với chi tiêu:
- Các khoản thiết yếu: bình thường và hợp lý.
- Các khoản nên chi: Chi cho mua sách: phát triển bản thân (hi vọng cô ấy thật sự đã đọc chúng, nếu không thì nó cũng như 1 khoản lãng phí vậy. Chi cho cafe với đối tác: mở rộng quan hệ, tốt cho sự nghiệp. Chi cho đám cưới: tốt cho mối quan hệ xã hội. Chi cho bố mẹ: chúng ta tạm không xét tới, bởi đây là một phần đạo hiếu của người Việt chúng ta.
- Các khoản lãng phí: Tập trung chủ yếu cho hoạt động giải trí, shopping và đồ uống. Các khoản này nên được cắt bỏ ở tháng sau, để dành cho các khoản nên chi.
- Nhận định chung về các khoản chi tiêu: chưa thấy dấu hiệu của việc “giữ hạt trồng cây”. Đây là vấn để cần được bàn sâu hơn ở bước tiếp theo, Chia nhỏ thu nhập.
Sau khi có đánh giá tổng quan khoản thu và chi cá nhân, chúng ta có thể nhìn ra những vấn đề nổi cộm đang xuất hiện trong bảng theo dõi thu chi này:
- Không có những khoản thu về từ nguồn thu nhập “trồng cây ăn quả”
- Không thấy dấu hiệu của việc “giữ hạt trồng cây” trong bảng theo dõi chi tiêu cá nhân.
Chúng là toàn bộ vấn đề cần được giải quyết trong bước tiếp theo, chia nhỏ thu nhập.
#2.2. Chia nhỏ thu nhập
Trong hầu hết các phương pháp quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng trên thế giới như phương pháp 50/30/20, phương pháp 6 chiếc lọ, phương pháp Kakeibo… đều áp dụng chiến lược “chia để trị”.
Và tôi đã có dịp áp dụng thử toàn bộ những phương pháp này. Chúng đều mang những ưu và nhược điểm nhất định. Nhưng ở đây, tôi sẽ không hướng dẫn bạn sử áp dụng bất cứ phương pháp nào kể trên. Lý do rất đơn giản, chúng không đủ ĐƠN GIẢN để thực hiện mục tiêu GIỮ VÀ SỬ DỤNG tiền.
- Phương pháp 50/30/20: đơn giản, nhưng chú trọng vào việc giữ tiền hơn.
- Phương pháp 6 chiếc lọ: thực hiện rất tốt mục tiêu giữ và sử dụng tiền nhưng không đơn giản. Có quá nhiều khoản cần được quản lý.
- Phương pháp Kakeibo: chú trọng rất tốt vào việc giữ tiền nhưng không đơn giản.
Nếu bạn đã hình thành thói quen chia nhỏ thu nhập của mình theo như một trong 3 phương pháp ở trên thì hãy giữ nó. Đừng cố thay đổi một thói quen lành mạnh của chính mình. Bởi thứ chúng ta cần ngay lúc này là hình thành một thói quen tích cực trong quản lý mỗi đồng tiền ở trong túi bạn.
Nếu bạn chưa có thói quen đó, hoặc chưa thành công với chúng, dưới đây chính là điều bạn cần làm.
Như tôi đã chia sẻ ở nội dung trên, khi bắt đầu bất cứ thói quen nào mới, hãy tiếp cận chúng bằng những phương pháp cực kỳ đơn giản. Chỉ có đơn giản mới giúp bạn đi xa với thói quen mới đó.
Bởi vậy, nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của các phương pháp trên, tôi sẽ chia sẻ cho bạn một phương pháp mà tôi đã áp dụng cho việc quản lý tài chính của mình. Phương pháp này tôi đã tìm thấy khi một lần nữa thất bại trong việc thiết lập thói quen quản lý chi tiêu của mình. Sau khi tìm thấy nó, tôi đã áp dụng nó từ bấy đến giờ.
Nó giúp tôi ghim vào đầu mình tư duy phải giữ tiền và sử dụng chúng như những hạt giống được chọn, gieo trồng xuống đất chuẩn bị cho vườn cây ăn quả của mình.
Phương pháp này đã kết hợp rất thông minh giữa những ưu điểm của cả 3 phương pháp kể trên, đồng thời loại bỏ những nhược điểm đang tồn tại của chúng.
Và tôi vô cùng hào hứng khi có thể chia sẻ phương pháp này đến cho bạn: Phương pháp chia nhỏ thu nhập với 4 quỹ tài chính. Hay tôi còn gọi là Chiến lược “Chia để trị”.
Vậy, chiến lược “Chia để trị” thực hiện như thế nào?
Chúng ta sẽ chia thu nhập có được của mình thành 4 quỹ tài chính gồm:
Thiết yếu – Kế hoạch ngắn hạn – Đầu tư – Dự phòng. Hạn mức cho từng quỹ có thể linh hoạt do bạn đặt ra.
Tuy nhiên, theo những mô hình được áp dụng trước đó như 3 mô hình ở trên, và quá trình áp dụng thực tế, tôi rút ra được 4 con số hiệu quả dành cho bạn như hình dưới đây:
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của từng quỹ, chúng ta sẽ đi vào chi tiết 4 quỹ tài chính này nhé.
Quỹ thiết yếu (50%) – Nhóm chi tiêu thiết yếu
Quỹ thiết yếu là quỹ mà bạn bắt buộc phải chi ra để duy trì cuộc sống của mình như ăn, ở, đi lại, sinh hoạt… Quỹ này sẽ được xếp vào khoản CHI TIÊU THIẾT YẾU trong bảng theo dõi chi tiêu hàng tháng của bạn.
Với 50% thu nhập mỗi tháng sẽ luôn đủ cho mọi nhu cầu cơ bản của bạn. Nếu bạn chi tiêu vượt con số này, rất có thể bạn đang nhầm tưởng một vài khoản chi lãng phí là chi tiêu thiết yếu trong bảng theo dõi dòng tiền của mình. Hãy xem lại chúng.
Nếu bạn đang có mức thu nhập 10 triệu/ tháng và trả tiền thuê nhà là 4 triệu, vậy thì hãy cân nhắc việc chuyển đến một phòng thuê nhỏ hơn với giá cả phù hợp hơn.
Nếu bạn có mức thu nhập 8 triệu/ tháng và hàng ngày bạn chi cho ăn uống là 200.000 đồng, tôi nghĩ rằng bạn nên cân nhắc lại về khoản chi này, chúng đang chiếm hết số tiền bạn có, bạn thậm chí còn phải trả tiền xăng xe, nhà ở, điện thoại, điện nước và các sinh hoạt phí khác.
50% là con số đã được chứng minh về tính phù hợp đối với mức sống của một người với từng mức thu nhập khác nhau. Đảm bảo quỹ thiết yếu của bạn được nằm trong phạm vi kiểm soát là trách nhiệm của bạn.
Quỹ dự phòng (10%) – Nhóm nên chi
Quỹ dự phòng là khoản sử dụng cho những sự cố bất ngờ trong cuộc sống như bệnh tật, thất nghiệp… Quỹ này sẽ được xếp vào khoản NÊN CHI trong bảng theo dõi chi tiêu hàng tháng của bạn.
Nếu bạn từng đọc bộ sách “Người giàu có nhất thành Babylon” – một bộ sách kinh điển nói về tư duy tiết kiệm tiền, buôn bán và làm giàu của doanh nhân người Mỹ, George Samuel Clason; có lẽ bạn không còn mấy xa lạ với con số 10% thu nhập cho quỹ dự phòng.
Con số này trở nên phổ biến trong nhiều phương pháp quản lý tiền bạc và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Với 10% thu nhập mỗi tháng, dù bạn đang sở hữu mức thu nhập bao nhiêu đi chăng nữa, bạn vẫn đảm bảo được cuộc sống của mình với 90% thu nhập còn lại sau tiết kiệm.
Vậy dự phòng bao nhiêu là đủ?
Một câu hỏi thú vị đấy, rất đúng trọng tâm, đây cũng là điều mà tôi muốn bạn biết ngay sau đây.
Thường con số cho quỹ dự phòng này nên nằm trong khoảng 6 – 12 tháng chi tiêu thiết yếu của bạn. Nghĩa là, nếu bạn có lỡ thất nghiệp 6 – 12 tháng, bạn vẫn không bị “chết đói”. Tôi khuyến cáo bạn nên lấy con số là 12 tháng cho chắc ăn, giống như đợt Covid – 19 năm 2021, có người phải chịu cảnh thất nghiệp cả năm trời.
Quỹ dự phòng = Quỹ thiết yếu x 12 tháng
Hoặc, nếu bạn cẩn thận hơn, tôi nghĩ bạn nên lấy con số là 6 – 12 tháng thu nhập của mình, như vậy bạn vẫn có thể đảm bảo cuộc sống giống như bình thường mà không cảm thấy quá khó khăn với con số thiết yếu ở trên.
Quỹ dự phòng = Thu nhập tháng x 12 tháng
Chúng ta sẽ bàn sâu hơn về cách xây dựng quỹ dự phòng nhanh chóng ở phần sau, để bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay.
Quỹ đầu tư (10%) – Nhóm nên chi
Quỹ đầu tư là quỹ được lập ra để dành cho những khoản đầu tư cho tương lai tài chính của bạn, hay đây được coi là hũ chứa hạt giống của bạn. Ví dụ như: tài sản kỹ thuật số, bất động sản, chứng khoán, startup… Quỹ này sẽ được xếp vào khoản NÊN CHI trong bảng theo dõi chi tiêu hàng tháng của bạn.
Tại sao chúng ta không gộp quỹ dự phòng và quỹ đầu tư là một giống như ở phương pháp quản lý tài chính 50/30/20?
Để giải thích cho câu hỏi này, tôi muốn nhắc tới một định nghĩa mới dành cho bạn, SỨ MỆNH.
Khi bạn chia những đồng tiền của mình vào các quỹ khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau. Bạn đang gán cho mỗi đồng tiền đó một “sứ mệnh”. Sứ mệnh được hiểu là nhiệm vụ sinh ra trên đời của một người, một vật nào đó đến với thế giới này. Và những đồng tiền bạn có cũng vậy, chúng được gắn với sứ mệnh giúp bạn trở thành một người làm chủ tài chính và có được cuộc sống tự do.
- Sứ mệnh của mỗi đồng tiền có trong quỹ đầu tư là giúp bạn gieo xuống những hạt giống và tạo nên những cái cây cho quả trong tương lai.
- Sứ mệnh của mỗi đồng tiền trong quỹ dự phòng là giúp bạn sống sót khi có sự cố bất ngờ xảy đến.
- Sứ mệnh của mỗi đồng tiền có trong quỹ thiết yếu là giúp bạn duy trì sự sống.
Đó là lý do vì sao, chúng ta không gộp chung những đồng tiền trong quỹ dự phòng và quỹ đầu tư cùng với nhau.
Và với 10% thu nhập, quỹ đầu tư sẽ phát huy tác dụng của mình sau một thời gian đủ dài, để khiến bạn sở hữu một cái cây trưởng thành cho ra quả ngọt vào mỗi năm thu hoạch.
Hoạt động này giống như việc bạn tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy vậy đó. Hãy kiên trì.
Quỹ kế hoạch ngắn hạn (30%) – Nhóm nên chi
Quỹ đầu kế hoạch ngắn hạn, đúng như tên gọi, quỹ này dành cho những dự định (kế hoạch) ngắn hạn như: trả nợ cũ, mua máy tính, du lịch, tổ chức sinh nhật, đổi việc, học thêm ngoại ngữ, mở thẻ tập Gym, học võ, tham gia CLB điện ảnh, từ thiện, giải trí, spa, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp …Quỹ này cũng được xếp vào khoản NÊN CHI trong bảng theo dõi chi tiêu hàng tháng.
Vậy sứ mệnh của những đồng tiền trong quỹ này là gì?
Phải nói rằng quỹ này có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ kế hoạch tài chính của bạn. Bởi chúng gánh vác rất nhiều nhiệm vụ trên vai.
Đầu tiên, phải kể đến nhiệm vụ bảo vệ quỹ dự phòng và quỹ đầu tư. Sẽ có rất nhiều các kế hoạch bất ngờ xảy tới sẽ khiến bạn cần một khoản tiền để xoay xở.
Ví dụ bạn có một chuyến du lịch cùng công ty vào tháng tới, bạn cũng cần mua chút quà khi trở về chứ phải không, hoặc bạn cũng muốn có thêm một bộ cánh phù hợp với chủ đề gala dinner diễn ra vào đêm hôm đó. Bởi vậy bạn cần một khoản tiền cho kế hoạch này.
Ngay lúc này, nếu bạn không có quỹ kế hoạch ngắn hạn, có thể bạn sẽ phải “mượn tạm” một khoản trong quỹ đầu tư hoặc quỹ dự phòng. Theo kinh nghiệm nhiều lần “mượn tạm” của tôi, thì chúng ta sẽ thường “trốn nợ” và không trả khoản tiền đó về đúng vị trí của nó. Cho nên, việc bạn có một quỹ dành cho những việc như vậy là vô cùng cần thiết.
Nếu bạn đã từng theo dõi Blog Phụ Nữ Tự Do trước đó, có lẽ bạn đã từng được nghe tôi kể về câu chuyện, tôi từng rút toàn bộ tiền tiết kiệm có trong tài khoản của mình và vay thêm bạn bè để tham gia một khóa học nâng cao chuyên môn. Chính khóa học này đã giúp tôi bước lên một nấc thang mới trong sự nghiệp đào tạo của mình, cũng như có ảnh hưởng rất lớn trong cả tác phong viết bài của tôi sau này. Khóa học đó thật sự xứng đáng được chi một khoản tiền lớn. Nhưng một vấn đề lớn xảy đến sau đó là tôi hết hoàn toàn quỹ dự phòng và phải thành lập nó lại từ đầu.
Ước gì khi đó tôi đã biết đến Chiến lược “Chia để trị” với 4 quỹ tài chính này thì hay biết mấy.
Sứ mệnh thứ hai của quỹ kế hoạch ngắn hạn chính là giúp bạn thực hiện những sở thích cá nhân lành mạnh, những kế hoạch gần trong tương lai. Đó có thể là một thẻ tập Gym, một khóa học ngoại ngữ, vài cuốn sách đặt trên Amazon, hay một chuyến du lịch thường niên vào mỗi năm… Có thể, bạn cần đến quỹ kế hoạch ngắn hạn để trả hết số nợ còn thiếu từ thẻ tín dụng mà bạn mắc phải trước khi đọc được cuốn sách này.
Tóm lại, quỹ kế hoạch ngắn hạn là một dạng “đầu tư” ngắn hạn vào cuộc sống tích cực của bạn, nó giống như hoạt động bạn trồng thêm hoa màu, những loại cây ngắn ngày để duy trì cho cuộc sống tinh thần hoặc sức khỏe và trí tuệ của bản thân vậy.
Đó chính là lý do vì sao bạn cần có quỹ kế hoạch ngắn hạn trong chiến lược “Chia để trị” của mình.
30% thu nhập là con số dành cho quỹ này, bởi những đồng tiền của quỹ này cần được tập hợp nhanh chóng để thực thi những nhiệm vụ cấp bách trong thời gian trước mắt trong cuộc sống của bạn.
Tóm lại
Hãy gắn cho từng đồng tiền trong túi bạn một sứ mệnh và đảm bảo chúng được tạo điều kiện hết sức có thể để thực hiện sứ mệnh đó của mình.
Và nên nhớ rằng, mọi sứ mệnh mà bạn gắn cho từng đồng tiền đó đều phải hướng về mục tiêu tài chính cá nhân của bạn, làm chủ tài chính và cuộc sống tự do.
Gán cho mỗi đồng tiền một sứ mệnh chính là cách bạn đang biến mỗi đồng tiền trong túi bạn thành những đồng tiền tích cực. Hãy chắc chắn rằng bạn đặt niềm tin đúng chỗ.
#2.3. Thực hiện theo thứ tự ưu tiên
Một bài tập nhỏ dành cho bạn ở đây nhé.
Bài tập: Theo bạn, thứ tự phân bổ thu nhập vào 4 quỹ: thiết yếu – dự phòng – đầu tư – kế hoạch ngắn hạn nên xếp theo ưu tiên nào? Điền vào chỗ trống dưới đây.
Trả lời: Thứ tự phân bổ thu nhập sẽ là:
- …………………………
- …………………………
- …………………………
- …………………………
Câu hỏi: Vì sao bạn nghĩ rằng đó là thứ tự ưu tiên khi phân bổ thu nhập?
Trả lời: …………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trước khi trả lời cho 2 câu hỏi trên, tôi sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này trước, bởi tôi tin trong đầu bạn đã nảy ra thắc mắc về nó ngay từ khi chúng ta thảo luận về 4 bước trong chiến lược “Chia để trị”. Đó là, tại sao cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên?
Bạn còn nhớ các kỳ thi trong trường đại học không? Tôi hy vọng đó không phải là những kỷ niệm đáng sợ trong ký ức của các bạn. Không sao, tôi không định nói sâu về sự vất vả của bạn hãy những ngày trốn tiết đi chơi của bạn. Tôi muốn bạn nhớ lại cách tính điểm cho mỗi môn học khi đó.
Thông thường, mỗi môn học các giáo viên sẽ có cách tính hệ số khác nhau, thông thường sẽ gồm 3 hệ số điểm như sau: chuyên cần – thi giữa kỳ – thi cuối kỳ.
Tôi ví dụ, hệ số điểm của môn Văn hóa doanh nghiệp là: 10% chuyên cần – 20% điểm thi giữa kỳ – 70% điểm thi cuối kỳ.
Tạm bỏ qua trường hợp điểm liệt thì nếu bạn muốn nhận được điểm trung bình môn là 7 điểm, bạn thậm chí có thể đạt được nó khi không cần có điểm chuyên cần và điểm thi giữa kỳ, chỉ cần điểm cuối kỳ bạn đạt điểm tuyệt đối thì vấn đề dễ dàng được giải quyết.
Tất nhiên, tôi tin rằng nếu không phải trường hợp bất khả kháng thì hầu như không ai dại gì mà bỏ qua điểm chuyên cần và điểm thi giữa kỳ.
Vấn đề đáng bàn ở đây là gì? Các hệ số điểm là cách thúc đẩy sự ưu tiên và cũng là việc ngầm thông báo về sự thách thức đối với từng điểm số.
Thông thường, phần thi cuối kỳ sẽ gồm nhiều kiến thức hơn và mang trọng số cao hơn hẳn phần thi giữa kỳ. Bởi vậy dù bạn có chểnh mảng học hành đến đâu thì bạn cũng sẽ hiểu được sự lơ là trong kỳ thi cuối kỳ là hết sức nguy hiểm với bảng điểm và túi tiền của bạn.
Cho nên, có lẽ điều bạn nhớ mãi không quên chính là những ngày cày đầu vào ôn thi trước mỗi đợt thi cuối kỳ, để mong vượt vát lại những ngày trốn học hoặc điểm thi giữa kỳ tệ hại.
Rõ ràng, sự ưu tiên sẽ mang đến những thúc đẩy hành động một cách vô hình như lại vô cùng hiệu quả. Và đặt thứ tự ưu tiên là cách đơn giản nhất giúp bạn biết mình cần tập trung nguồn lực vào đâu, thay vì lãng phí nguồn lực ở những nơi không tạo ra hiệu quả.
Quay về hai câu hỏi ở trên. Chúng ta phân bổ thu nhập theo thứ tự ưu tiên nào? Dưới đây là những gì bạn cần.
Như bạn thấy ở hình trên, thứ tự ưu tiên khi phân bổ thu nhập sẽ là:
- Quỹ dự phòng 10%
- Quỹ đầu tư 10%
- Quỹ kế hoạch ngắn hạn 30%
- Quỹ thiết yếu 50%
Tại sao tôi đưa ra thứ tự này, bởi tôi dựa vào 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc số 1: Luôn trả cho bản thân mình đầu tiên.
- Nguyên tắc số 2: 80% kết quả có được nhờ 20% nguyên nhân (Nguyên tắc Pareto – Nguyên tắc 80/20)
Tôi sẽ chia sẻ sâu hơn về 2 nguyên tắc này cho bạn.
Nguyên tắc số 1: Luôn trả cho bản thân mình đầu tiên
Thông thường, chúng ta có xu thế mua sắm hoặc trả nợ ngay sau khi nhận lương về tài khoản. Đây là cách mà tôi thực sự đã làm một cách quen tay khi không biết được nguyên tắc số 1 này.
Tôi luôn chi tiêu trước, và tiết kiệm sau những gì còn lại. Bởi vậy, cuối cùng tôi không có một đồng tiền tích cực nào trong ví của mình trong suốt 2 năm đi làm chăm chỉ.
Luôn trả cho mình trước, không phải là việc chúng ta mua tặng bản thân một đôi giày mới, một chiếc túi hiệu hiệu hay một thỏi son đang hot trên Tik Tok. Luôn trả cho mình trước chính là việc bạn giữ lại những đồng tiền của bạn để tạo dựng tương lai tài chính dài hạn của bản thân.
Luôn nhớ rằng, mục tiêu cuối cùng của bạn không phải có thật nhiều tiền mà là có thể làm chủ tài chính và có cuộc sống tự do.
Mua một đôi giày mới, một chiếc túi hiệu, một thỏi son là việc bạn đang trả cho những người bán hàng, đưa tiền cho họ, cho họ những hạt giống bạn đang có. Đây là một sai lầm tai hại của hầu hết chúng ta khi tài khoản lương nhảy số.
Đó là lý do, quỹ dự phòng và quỹ đầu tư luôn được ưu tiên hàng đầu mỗi khi bạn nhận về thu nhập.
Nguyên tắc số 2: 80% kết quả có được nhờ 20% nguyên nhân (Nguyên tắc 80/20)
Nguyên tắc này quá nổi tiếng trong không chỉ công việc kinh doanh, cuộc sống, học tập mà cả trong quản lý tài chính cá nhân.
20% bé nhỏ hàng tháng bạn đưa về quỹ đầu tư và quỹ dự phòng chính là những hạt giống tương lai cho vườn cây trĩu quả trong vườn nhà bạn.
Đôi lúc bạn nghĩ rằng, cả tài khoản lương còn chả làm gì được, 20% thu nhập đáng là bao. Đừng coi thường 20% thu nhập mỗi tháng này. Nếu bạn từng nghe câu “góp gió thành bão” thì bạn sẽ không còn thắc mắc về điều gì nữa.
Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, Shark Dzung (Nguyễn Mạnh Dũng) – Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan có một khẩu hiệu rất thú vị như thế này: “Đã mơ thì phải mơ cho lớn, nhưng khi làm thì hãy bắt đầu từ những bước nhỏ.”
Bởi vậy, ngay từ ngày hôm nay 10% cho quỹ dự phòng, 10% cho quỹ đầu tư chính là những bước nhỏ của bạn để xây dựng ước mơ lớn về cuộc sống tự do bạn hằng mong mỏi.
Thực hiện phân bổ thu nhập như thế nào?
Cụ thể, chúng ta sẽ phân bổ thu nhập như thế nào? Liệu tôi có cần mua thêm 3 con heo đất để thực hiện việc phân bổ 4 quỹ này không?
Đừng lo lắng! Không đến nỗi phải mua những 3 con heo đất đâu. Chẳng phải chúng ta đang có các dịch vụ gửi tiền online tại các ngân hàng rồi sao? Hãy dùng chúng một cách khéo léo.
- Tạo tài khoản riêng cho từng quỹ: dự phòng – đầu tư – kế hoạch ngắn hạn – thiết yếu. Đối với quỹ thiết yếu, bạn có thể sử dụng luôn tài khoản nhận lương của mình. Tách bạch từng tài khoản cho từng quỹ sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn, cũng giảm thiểu một phần rủi ro việc bạn “mượn tạm” từ quỹ này sang quỹ kia.
- Đặt lệnh chuyển khoản tự động trên ứng dụng chuyển khoản của tài khoản nhận lương hoặc thực hiện thao tác chuyển khoản về các quỹ ngay sau khi lương đổ về tài khoản theo đúng thứ tự ưu tiên. Đừng làm xáo trộn nó, bởi bạn biết mà, từng hành động của bạn cần được lặp lại vào mỗi tháng, để chúng có thể biến thành một phản xạ tự nhiên của riêng bạn.
- Đảm bảo rằng bạn số tiền bạn “cất” trong tài khoản đang ở trạng thái tận dụng sức mạnh lãi suất kép nhé. Hãy đưa chúng vào trạng thái gửi tiết kiệm online ở mỗi tài khoản. Đặt kỳ hạn 6 – 12 tháng cho quỹ dự phòng, 3- 6 tháng cho quỹ đầu tư, 1 – 3 tháng cho quỹ kế hoạch ngắn hạn. Đồng thời, đặt chế độ tự động tái tục, nhập lãi vào gốc). Như vậy, tiền của bạn vẫn được sinh sôi kể cả khi bạn chưa đưa gieo trồng nó xuống đất.
- ĐỪNG ĐỘNG VÀO QUỸ DỰ PHÒNG – ĐỪNG ĐỘNG VÀO QUỸ DỰ PHÒNG – ĐỪNG ĐỘNG VÀO QUỸ DỰ PHÒNG là câu thần chú bạn ghi nhớ mỗi lần bạn muốn tham gia vào một phi vụ “ăn chơi” nào đó. Tương tự với quỹ đầu tư cũng vậy. Hãy nhớ sứ mệnh của từng quỹ tài chính mà bạn lập ra, chúng đều có nhiệm vụ của riêng nó, đừng giao cho chúng những công việc không đúng “chuyên môn, thế mạnh và sứ mệnh” của nó. Bạn cũng vậy, bạn ghét bị giao việc “tùm lum” phải không? Những đồng tiền của bạn cũng vậy.
- Chi tiêu trong 50% số thu nhập còn lại. Hãy cắt giảm những chi phí không cần thiết, lãng phí và tiêu cực trong cuộc sống của bạn. Tôi không muốn nhắc lại điều này với bạn nữa, bởi tôi tin bạn hiểu trách nhiệm của bạn thân đối với chính cuộc sống của mình.
- Ghi chép chi tiêu mỗi ngày – phân loại vào mỗi tuần – đánh giá vào mỗi tháng – lên kế hoạch cải tiến ở tháng tiếp theo.
Bổ sung thêm
Trong cuốn sách này tôi sẽ không nhắc lại về khái niệm và sức mạnh lãi suất kép nữa bởi tôi tin bạn đã biết về nó hoặc đọc nó tại Blog Phụ Nữ Tự Do rồi.
Tuy nhiên, để cho chắc tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn hình dung ra sức mạnh to lớn của lãi suất kép với hành trình làm chủ tài chính của bạn.
Lãi suất kép được tính theo công thức:
Số tiền kỳ thứ N = Số tiền gốc x (1 + lãi suất)^n
Nếu bạn có 100 đồng, gửi tiết kiệm với lãi suất 12%/ năm, không rút lãi hằng năm mà để lãi gộp chung vào tiền gốc. Số bạn sẽ sở hữu như sau:
Số năm | Lãi suất đơn | Lãi suất kép | So sánh |
1 | 112 | 112 | 100% |
5 | 160 | 176 | 110% |
10 | 220 | 311 | 141% |
15 | 280 | 547 | 195% |
20 | 340 | 965 | 284% |
25 | 400 | 1700 | 425% |
30 | 460 | 2996 | 651% |
Đó là lý do mà tôi khuyên bạn hãy gửi tiết kiệm ở trạng thái tự động tái tục gộp lãi vào gốc để được hưởng sức mạnh của lãi suất kép.
Mô hình tạo lập thói quen chi tiêu tích cực
“Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi.” – Lỗ Tấn – Nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc.
Không có bất cứ thói quen nào tự nhiên sinh ra mà không cần tới sự kiên trì, bền bỉ cả. Tôi đã làm được và tôi tin bạn cũng vậy.
#2.4. Đánh giá và cải tiến
Trong bất cứ kế hoạch nào, nếu không thực hiện bước này bạn gần như đã đổ một nửa công sức của mình xuống biển. Đây là lúc bạn nhìn xem mình đã làm những gì? Thành công ở bước nào? Chưa tốt ở đâu?
Nếu bước 1 trong chiến lược “Chia để trị” có thể coi là bước chẩn đoán bệnh, bước 2 và 3 là bước kê thuốc và chữa bệnh, thì bước 4 này được coi là bước tái khám.
Kiểm tra lại tình hình bệnh trạng của bạn có tiến triển gì không? Có cần kê thêm thuốc bổ sung hay điều chỉnh lại toa thuốc hay không? Có cần bổ sung thực phẩm hay bài tập hỗ trợ nào không? Bệnh nhân gặp khó khăn ở phần nào khi tham gia vào quá trình chữa bệnh?
Tất cả những hoạt động này nhằm đảm bảo bạn thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát dòng tiền của mình. Giúp nó trở nên tích cực và có sức sống hơn.
Mỗi lần ngồi xuống nhìn lại bảng theo dõi thu chi cá nhân của mình vào cuối tháng, bạn sẽ có thêm dữ liệu để biết được mình đang ở đâu trên tấm bản đồ tiến tới cuộc sống tự do và làm chủ tài chính của bản thân.
Bởi vậy, đừng bỏ qua bước này. Hãy nghiêm túc nhìn lại và tìm ra những vấn đề cần giải quyết hoặc những vật cản ngáng đường bạn tiến tới mục tiêu.
Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ với bạn ở bước này.
Tới đây, tôi muốn gửi lời chúc mừng tới bạn, bởi bạn đang nắm giữ những chìa khóa quan trọng giúp bạn kiến thiết cuộc đời và theo đuổi mục tiêu. Sau đây, như thường lệ sẽ là phần nhiệm vụ của bạn.
DÀNH CHO BẠN
Bài tập 6. Viết xuống con số cụ thể cho từng quỹ tài chính của bạn vào lần thu nhập tới của mình.
- Quỹ dự phòng (10%): …………………………………………vnd
- Quỹ đầu tư (10%): …………………………………….……. vnd
- Quỹ kế hoạch ngắn hạn (30%): ………………………………….vnd
- Quỹ thiết yếu (50%): ……………………………….…………. vnd
—————————————–
ĐỪNG CHUYỂN SANG NỘI DUNG MỚI NẾU BẠN CHƯA LÀM XONG BÀI TẬP Ở PHẦN NÀY NHÉ!
#3. Nguyên tắc ½ thần thánh
Như tôi đã chia sẻ với bạn, tôi đã gặp nhiều lần thất bại trong việc lập kế hoạch và thực thi việc quản lý chi tiêu cá nhân của mình. Những lần thất bại ấy đều thật sự quý giá đối với tôi, vì nhờ chúng tôi đã có được những bài học của riêng mình.
Bài học lớn nhất khiến tôi thất bại nhiều lần dù đã đổi nhiều phương pháp khác nhau đó chính là NÓNG VỘI.
- Tôi nóng vội cắt giảm chi tiêu
- Tôi nóng vội trong việc gia tăng thu nhập
- Tôi nóng vội trong việc tiết kiệm quỹ dự phòng khẩn cấp
- Tôi nóng vội trong việc thay đổi thói quen chi tiêu của mình
- …
Nó giống như thử đồ ăn nóng vậy. Nếu bạn lập tức bỏ đồ ăn nóng vào miệng bạn, có thể bạn sẽ bị phỏng. Nếu bạn ăn một miếng thật to, nguy cơ bị phỏng của bạn lại tăng thêm lần nữa. Để thử đồ ăn nóng an toàn bạn có thể thực hiện bằng hai cách sau:
- Dành thời gian chờ đợi cho đồ ăn bớt nóng
- Nếm thử từng chút nhỏ
Đây cũng chính là cách nguyên tắc ½ hoạt động. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn từ từ hình thành thói quen chi tiêu mới, đảm bảo bạn không quá nóng vội để rồi đổ bể toàn bộ kế hoạch của mình.
Một trong những phản ứng rất dễ hiểu của hầu hết chúng ta, đặc biệt là những phụ nữ ham học hỏi và không ngại thay đổi đó là bắt tay vào thực nghiệm ngay những gì mình học được. Tôi rất thích những người phụ nữ như vậy, rất quyết liệt, rất cuốn hút.
Thế nhưng, cái gì cũng có hai mặt, điều chúng ta bàn ở đây không đơn giản là một bản kế hoạch quản lý chi tiêu mà chúng ta đang nói tới một thói quen mới. Thói quen làm thay đổi toàn bộ cuộc sống sắp tới của bạn.
Nó sẽ trở thành một phần trong tíNh cách, cuộc sống của ta. Nó cần được thực hiện một cách tự nhiên, như một phản xạ, thậm chí là vô thức làm giống như buổi sáng thức dậy bạn vào nhà vệ sinh để đánh răng ngay cả khi mắt vẫn còn nhắm tịt vậy đó.
Làm sao để có được điều đó? Tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời ấy.
Để có thói quen đánh răng buổi tối mỗi ngày, bố mẹ bạn đã rèn luyện cho bạn ngay từ khi còn bé. Ban đầu, bạn vô cùng miễn cưỡng thực hiện, nhưng rồi những cảnh báo về một hàm răng xấu xí, hoặc câu chuyện về một cô công chúa gặp được hoàng tử nhờ nụ cười tỏa nắng với hàm răng chắc khỏe đã thôi thúc bạn nghe lời.
Cho đến một ngày, chẳng ai giục bạn đánh răng mỗi buổi sáng thức giấc nữa, nhưng thói quen đã đưa bạn vào nhà tắm, bóp kem đánh răng ra bàn chải và đưa vào miệng. Đến giờ, khi lớn lên bạn không còn nhớ nổi chàng hoàng tử năm nào nữa, cũng không quan tâm tới hắn ra sao nhưng thói quen đánh răng mỗi buổi sáng thức dậy thì vẫn còn nguyên ở đó, như một phần của cuộc sống.
Và hoạt động quản lý chi tiêu của bạn cũng cần được trở thành một phần của cuộc sống giống như trải nghiệm đánh răng mỗi sáng sớm của bạn.
Chìa khóa tôi mang đến cho bạn để giúp bạn thực hiện được thói quen tuyệt vời này đó là Nguyên tắc ½ thần thánh.
Vậy nguyên tắc này thực hiện như thế nào?
Theo những kinh nghiệm tôi có được ở mỗi lần thất bại của mình thì việc khó nhất trong toàn bộ kế hoạch của bạn đó là làm sao cắt bỏ chi tiêu lãng phí?
Tôi thường có xu hướng đặt ra mục tiêu tháng sau phải cắt bỏ hoàn toàn những khoản chi lãng phí. Tôi cố gắng cắn răng không mua sắm bất cứ thứ gì tôi cho là lãng phí, chịu đựng và gồng lên mỗi lần có “cơ hội” tiêu tiền.
Rồi đến một ngày nào đó, khi cô bạn thân gọi điện nói rằng hãy cùng cô ấy đi shopping vào cuối tuần này, vì cô ấy cảm thấy cần xả stress. Ồ, chỉ là đi cùng cô ấy thôi, tôi không mua gì cả, tôi chỉ đến đó và ngắm nhìn thôi, không có gì phải quá lo lắng.
Thế rồi tôi trở về nhà với túi lớn túi nhỏ và một tá lời khen có cánh của cô nhân viên bán hàng cùng lời cổ vũ nhiệt tình từ cô bạn thân rằng bạn cần phải mua chiếc váy đó, cái áo kia và cả đôi giày kiểu dáng giống đôi ở nhà chỉ là màu này là màu hot năm nay.
Tối hôm đó, tôi đã mệt nhoài sau một ngày dạo khắp con phố thời trang. Tôi nghĩ mình có nên tạm quên đi mấy cái hóa đơn và bảng theo dõi thu chi để đi tắm và làm một giấc ngủ đầy thỏa mãn sau khi sở hữu chiến lợi phẩm.
Bỗng trôi quan 2 ngày, tôi chợt nhớ mình còn kế hoạch chi tiêu còn dở dang. Mở hóa đơn mua sắm và tài khoản ngân hàng, chợt phát hiện ra mình đã tiêu gần hết số tiền đang có chỉ với 1 buổi shopping quên mình. Với số tiền còn lại, chắc mình chỉ sống được không quá 3 ngày. Vậy thì có lẽ mình nên mượn tạm trong quỹ tiết kiệm một ít tiền, tháng sau mình sẽ bù vào.
Một tuần sau, số tiền mượn tạm kia cũng hết, vậy thì mượn tạm nốt số còn lại vậy… Cuối tháng vừa hay cũng tiêu đến những đồng tiền cuối cùng của tháng lương trước. Chẳng có bất cứ thay đổi nào trong việc chi tiêu của bạn thân cả.
Tôi tự hỏi, tháng sau mình có nên tiếp tục không? Và rồi mọi thứ cứ lặp lại từ tháng này qua tháng khác cho đến khi tôi bỏ cuộc và quay về cuộc sống trước đây.
Kịch bản này quen thuộc với bạn chứ?
Đây chắc hẳn không phải kịch bản về chiến dịch thay đổi thói quen tiêu tiền của một mình tôi mà là của rất nhiều cô gái.
Rõ ràng, mấu chốt vấn đề là tôi đã không ước lượng được những gì thay đổi trong cuộc sống của tôi khi thực hiện thay đổi chiến lược chi tiêu. Thất bại thì cứ tiếp tục diễn ra và tình hình tài chính của tôi vẫn đình trệ.
Cho tới một ngày, tôi nghiêm túc ngồi xuống và nhìn lại vấn đề của mình, tôi đã quyết định thử lại một lần nữa nhưng với tâm thế “khoan dung” hơn với những tật xấu khó bỏ trong chi tiêu của mình. Tôi áp dụng nguyên tắc ½ thần thánh mà tôi tự nghĩ ra.
Nguyên tắc này hoạt động như sau:
- Tháng đầu tiên, tôi chỉ tập trung vào theo dõi thu chi của mình và không làm gì cả.
- Tháng thứ 2, tôi bắt đầu thiết lập quỹ tài chính và đặt mục tiêu cắt giảm ½ số chi tiêu lãng phí của tháng trước. Và đúng như nguyên tắc ưu tiên của các quỹ, tôi cũng đưa lần lượt số tiền của mình vào các quỹ theo thứ tự: dự phòng – đầu tư – kế hoạch ngắn hạn.
- Tháng thứ 3, tôi tiếp tục cắt giảm ½ số chi tiêu lãng phí của tháng trước, nếu kế hoạch diễn ra thuận lợi, thì con số cần giảm lúc này chỉ còn là ¼ so với tháng đầu tiên.
- Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn hình thành được thói quen chi tiêu theo kế hoạch. Theo kinh nghiệm của tôi đến tháng thứ 4 bạn đã không còn mối bận tâm về các khoản chi tiêu lãng phí nữa. Khi đó bạn đã có cho mình một thói quen tốt cần được duy trì thường xuyên rồi. Nhớ tự khen tặng cho mình những lời khen hoặc buổi spa nhẹ nhàng nhé. Bạn xứng đáng được khen thưởng mà.
Với cách vận hành của nguyên tắc này, bạn sẽ không gặp phải sự thay đổi quá đột ngột trong chi tiêu trong thời gian mới bắt đầu. Nó khiến cho bạn có thời gian làm quen với thói quen mới mà không bị “sốc nhiệt” bởi khẩu hiệu “Cắt bỏ hoàn toàn chi tiêu lãng phí”. Bạn sẽ vừa thích nghi với thói quen mới, vừa dần cắt bớt những thói quen cũ không tốt của chính mình. Đây là một chiến thuật mà bạn có thể áp dụng với mọi mục tiêu.
Hoặc là bạn giảm mục tiêu xuống ½ ban đầu hoặc bạn kéo dài thời gian thực hiện nó bằng cách nhân đôi thời gian. Tại sao nguyên tắc này lại hoạt động hiệu quả, bởi đơn giản, chúng ta có xu thế ảo tưởng về khả năng của bản thân một cách thái quá. Cho nên hãy cho mình thời gian “chạy thử” giống như công nghệ mới sắp ra mặt vậy, chạy thử là cách chúng ta đảm bảo có được sản phẩm hoàn hảo sau mỗi lần đánh giá và cải tiến.
Hãy nhìn lại hình 7. Mô hình xây dựng thói quen chi tiêu tích cực. Bạn đang làm đúng những gì được chỉ dẫn đó. Bạn nhận ra phải không?
Nguyên tắc này rất đơn giản phải không? Chẳng có gì to tát cả nhưng mà khi áp dụng nó thành công với một người “kỷ luật kém” trước đây của tôi thì quả là một sự thay đổi thần thánh. Tôi đã nghĩ mình nên đăng ký bản quyền cho nguyên tắc này, như kiểu NGUYÊN TẮC PHỤ NỮ TỰ DO chẳng hạn. Ha ha.
Tôi nghĩ một ví dụ lúc này là cần thiết để bạn hình dung ra được nguyên tắc ½ thần thành đến mức nào nhé.
Quay lại ví dụ ban đầu, sau tháng 8/2022 bạn chỉ thực hiện duy nhất việc theo dõi chi tiêu của mình, và có được số liệu như bảng bên dưới:
BẢNG THEO DÕI CHI TIÊU THÁNG 8/2022 | |||
Nội dung | Thiết yếu | Lãng phí | Nên chi |
Nhà ở | 3.000.000 | ||
Thức ăn | 4.000.000 | ||
Điện | 1.000.000 | ||
Đám cưới | 1.000.000 | ||
Cafe sáng | 500.000 | ||
Cafe đối tác | 100.000 | ||
Xăng xe | 500.000 | ||
Biếu bố mẹ | 2.000.000 | ||
Đi nhậu | 500.000 | ||
Nước sinh hoạt | 500.000 | ||
Mua sách | 400.000 | ||
Trà sữa | 1.500.000 | ||
Đi bar | 1.500.000 | ||
Shopping | 2.000.000 | ||
Tổng | 9.000.000 | 6.000.000 | 3.500.000 |
Nhiệm vụ của tháng 9/2022 là cắt giảm 3.000.000 vnd chi tiêu lãng phí, chuyển nó sang cột nên chi. Như vậy, việc phân bổ các quỹ sẽ như sau:
Hình trên chính là kế hoạch chi tiêu bạn cần bám sát trong tháng 9, bạn vẫn có thể chi tiết cho một vài “tật xấu” của mình, nhưng ở một giới hạn mới. Bạn có thời gian làm quen với việc thực hiện thưa dần những thói quen xấu như: đi nhậu, mua sắm bống đồng, lãng phí tiền bạc vào các trào lưu độc hại…
Thiết lập nhiệm vụ tháng 10/2022, sau khi đánh giá và tổng kết tháng 9. Bạn tiếp tục sẽ có một bản kế hoạch chi tiêu mới.
Tương tự sang tháng 11/20220, kế hoạch của bạn sẽ là:
Tôi nghĩ tới đây, bạn đã hình dung được kế hoạch của tháng 12/2022, 1/2023 và sau đó rồi phải không?
Đây là bí quyết giúp tôi đã chiến thắng được bản thân mình sau rất nhiều lần bỏ cuộc và thêm vào danh sách thói quen lành mạnh của mình một thói quen mới.
Những câu nói hay và truyền cảm hứng về thói quen, tôi dành tặng bạn!
- Động lực khiến bạn lên đường và thói quen đưa bạn đến đích. – Zig Ziglar.
- Động lực giúp bạn đi tiếp và thói quen giúp bạn tới nơi. Hãy biến động lực thành thói quen, bạn sẽ tới nơi nhanh hơn, và còn vui vẻ trên đường. – Zig Ziglar.
- Chúng ta là những gì mà chúng ta thường xuyên làm. Vì vậy sự hoàn hảo là thói quen chứ không phải hành động. – Aristotle
- Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. – Aristotle
- Mỗi ngày vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả kẻ tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp – Benjamin Franklin.
- Sự hỗn loạn thường sinh ra cuộc sống, còn trật tự thì sinh ra thói quen – Henry Brooks Adams
- Thói quen của bạn sẽ quyết định tương lai của bạn – Jack Canfield
- Người thành đạt trở nên thành công chỉ bởi vì họ hình thành thói quen suy nghĩ về thành công. – Napoleon Hill
- Đầu tiên chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen tạo ra chúng ta – John Dryden
- Để thay đổi thói quen, hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới – Maxwell Maltz.
DÀNH CHO BẠN
Bài tập 7. Sau khi hoàn thành bài tập 5, hãy lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân vào 3 tháng kế tiếp nhé. Đừng quên áp dụng nguyên tắc ½ nhé!
—————————————–
HÃY NGHIÊM TÚC LÀM BÀI TẬP NÀY NHƯ CÁCH BẠN NGHIÊM TÚC VỚI CUỘC SỐNG CỦA MÌNH
#4. Xây dựng quỹ dự phòng ngay hôm nay
Câu hỏi: Lần gần nhất bạn phải chọn một sự lựa chọn bất đắc dĩ vì gặp cản trở về tiền bạc là lúc nào?
Trả lời: ………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nếu như quỹ thiết yếu là quỹ giúp bạn sống sót trong hiện tại thì quỹ dự phòng là quỹ khiến bạn sống sót khi gặp những sự cố bất ngờ trong cuộc sống.
Tôi đã từng điêu đứng với vấn đề tài chính của mình khi gặp phải sự cố sức khỏe vào năm 2018. Với tình trạng dị ứng toàn thân trong suốt 3 tháng cùng với sự cố bỏng bô xe máy khiến tôi cảm thấy vô cùng hoảng hốt và mệt mỏi vào thời điểm đó. Tôi lo lắng không chỉ bởi vấn đề sức khỏe của mình trở nên tồi tệ mà tôi lo lắng bởi tôi cảm thấy mình không thể vượt qua với số tiền lương ít ỏi trong tay. Nỗi bất an và tiếc tiền mỗi lần thăm khám và chữa bệnh làm tôi rụt rè khi lựa chọn các phương pháp điều trị, nếu bạn từng trải qua những hoàn cảnh bất đắc dĩ giống như tôi bạn sẽ hiểu được điều đó.
Kể từ đó, tôi luôn ý thức rằng quỹ dự phòng là một quỹ cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó có thể chi phối được hành vi, suy nghĩ và sự lựa chọn của mỗi chúng ta.
Tôi nghĩ tôi sẽ không có can đảm nghỉ công việc mình ghét bỏ, sợ hãi kia trong thời gian đỉnh điểm của dịch Covid – 19, nếu trong tài khoản có sẵn một quỹ dự phòng trước đó.
Và nếu không có quỹ dự phòng đó, có lẽ bạn không bao giờ có thể đọc được những dòng chữ này hôm nay. Bởi rất có thể tôi vẫn đang cắm đầu tăng ca trong những bảng Excel đầy số liệu, những Powerpoint báo cáo và cả mớ hóa đơn, chứng từ lộn xộn.
Tôi biết ơn vì mình đã nhận ra việc có một quỹ dự phòng là vô cùng cần thiết từ sớm và tôi cũng muốn giúp bạn nhận ra điều đó.
Bởi tôi thật sự hi vọng rằng, bạn sẽ không cần phải trải qua những điều tồi tệ giống như tôi đã từng và cũng có cơ hội chọn cho mình những hướng đi tốt nhất dành cho mình dưới sự “bảo kê” của quỹ dự phòng.
Từ bây giờ, có phải bạn nên bắt đầu coi trọng hơn về tình hình tài chính cá nhân của mình hay không? Đây là lúc bạn thử làm mọi thứ khác đi, chú trọng tiết kiệm hơn là chi tiêu và bắt đầu tạo ra những thay đổi thực sự cho cuộc sống của bạn. Thật tuyệt!
Dưới đây là 6 cách giúp sẽ giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng ngay bây giờ!
#1.1. Luôn trả tiền cho chính mình trước tiên
Khi tiền đã eo hẹp, việc ưu tiên tiết kiệm có thể khó khăn. Những điều này có thể giúp bạn bắt đầu tiết kiệm, đi đúng hướng và kiểm soát tài chính của mình.
“Trả tiền trước cho chính mình” là một kỹ thuật phổ biến giúp bạn có được những đồng tiền tích cực.
Tôi đã áp dụng kỹ thuật này vào tài chính cá nhân của mình cách đây gần nửa thập kỷ và tôi đã có thể tăng số tiền tiết kiệm của mình nhiều hơn những gì tôi từng nghĩ nhờ có nó.
Việc trả cho chính mình trước tiên có nghĩa là bạn đang đặt ưu tiên việc giữ lại tiền trong tài khoản tiết kiệm lên hàng đầu, trước cả việc chi tiêu. Đó chính là lý do mà tôi thiết lập Chiến lược Chia để trị theo thứ tự ưu tiên của các quỹ tài chính là Dự phòng – Đầu tư – Kế hoạch ngắn hạn – Thiết yếu.
Và bạn sẽ thấy, việc thiết lập ưu tiên trả cho mình trước sẽ giúp bạn cắt giảm chi tiêu lãng với số tiền còn lại sau tiết kiệm. Nó sẽ đúng với cả chiều ngược lại. Nếu bạn chi tiêu trước – tiết kiệm sau, bạn sẽ rất khó để cắt giảm những chi tiêu lãng phí và rồi bạn chi hết số tiền mình có trong túi cho đến khi bạn nhận ra bạn chẳng còn đồng nào để cho vào quỹ dự phòng. Điều đó thật là tệ, bởi bạn sẽ dần cảm thấy việc tiết kiệm tiền trở nên khó khăn hơn mỗi ngày.
Bạn có thể hình dung, nếu bạn có 10.000.000 đồng trong tài khoản, việc bạn tiêu đi 1.000.000 đồng sẽ không khiến bạn đắn đo nhiều lắm. Nhưng đổi lại, nếu bạn chỉ có 2.000.000 đồng, khi cần tiêu đến 1.000.000 đồng, bạn luôn có cảm giác mình sẽ mất đi rất nhiều, khi đó bạn sẽ hành động chậm lại và cân nhắc nhiều hơn trước khi quyết định chi tiêu 1.000.000 đồng đó.
Bởi vậy, dù bạn đang nhận mức thu nhập là bao nhiêu, hãy luôn nhớ rằng 10% cho quỹ dự phòng luôn là khoản được ưu tiên trước nhất.
#1.2. Thiết lập các mục tiêu tiết kiệm
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của các mục tiêu. Giống như mục tiêu tôi viết cuốn sách này là muốn những phụ nữ độc thân giống như tôi có được thói quen tài chính tích cực để tạo bước đệm tiến tới cuộc sống tự do và làm chủ tài chính.
Thiết lập các mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực hành động mạnh mẽ hơn là với một suy nghĩ mơ hồ, mù mịt.
Việc xây dựng để có được khoản dự phòng tương được với 6 tháng, 12 tháng thiết yếu hoặc 6 – 12 tháng thu nhập có thể khiến bạn mất nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm và có thể làm bạn cảm thấy nản lòng. Nhưng đừng để thời gian đánh gục bạn. Tất cả các mục tiêu tài chính đều cần có thời gian. Hãy nghĩ về mục tiêu lớn hơn mà bạn đang hướng tới, cuộc sống tự do và được làm chủ tài chính sẽ dẫn dắt bạn trên con đường chinh phục những mục tiêu.
Nếu mỗi ngày bạn thêm vào quỹ dự phòng của mình 1 ly trà sữa, tương đương với khoảng 30.000 đồng, thì sau một năm bạn sẽ có trong tài khoản quỹ dự phòng của mình là 10.950.000 đồng. Thấy không, thời gian luôn đứng về phía bạn nếu bạn thật sự quyết tâm với mục tiêu của mình.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ những bước chân nhỏ đầu tiên với các con số tài chính như sau:
Ví dụ, thu nhập của bạn là 12 triệu/ tháng, vậy các con số mục tiêu bạn cần đặt ra lúc này là:
Để đạt được Quỹ dự phòng 144 triệu đồng, bạn cần đi qua con số 72 triệu và 36 triệu. Vậy thì hãy bắt đầu từ 36 triệu trước tiên, sau khi đạt được rồi chúng ta mới quan tâm với số 72 triệu và 144 triệu.
Ở con số 36 triệu, bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc chia nhỏ mục tiêu như cách ở trên. Ví dụ như 12 triệu – 24 triệu – 36 triệu.
Bắt đầu với mục tiêu có được 12 triệu đầu tiên trong tài khoản tiết kiệm. Con số này sẽ tương đương với 1 tháng thu nhập và 2 tháng thiết yếu của bạn.
Để đạt được con số này với 10% thu nhập mỗi tháng, bạn sẽ cần tới 10 tháng đều đặn để thực hiện. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đạt được 12 triệu trong quỹ dự phòng với thời gian ngắn hơn bằng cách nghĩ về việc bán những đồ bạn không cần trong tủ quần áo, kệ trang điểm hoặc trong tủ giày hoặc kiếm thêm thu nhập mới.
Khi chuyển nhà, tôi đã phát hiện ra tôi có rất nhiều bộ đồ chưa mặc tới, mặc dù tôi đã cắt mác và giặt chúng, phơi khô nhưng chúng chưa một lần được mặc tới. Hoặc những bộ đồ tôi đã mua do một lần bốc đồng và sau khi về nhà tôi phát hiện bộ đồ đó không hề thoải mái và phù hợp với tôi như lời khen ngon ngọt từ bà chị chủ shop quần áo. Những bộ đồ bắt trend và giờ nó không còn hấp dẫn tôi khi cân nhắc mặc gì mỗi khi ra đường nữa. Những bộ đồ không còn vừa vặn, và cả những bộ đồ không hiểu sao nó có trong tủ quần áo của mình…
Hãy chuyển chúng thành tiền, đừng lãng phí. Tôi biết trong tủ giày và bàn trang điểm, tủ sách… của bạn cũng có những món đồ giống như vậy.
Tôi biết thật khó khăn để bạn thanh lý những bộ quần áo, đôi giày, thỏi son, những cuốn sách… mà bạn đã mất nhiều tiếng đồng hồ để dạo phố hoặc tìm kiếm trên những app mua sắm online. Nhưng bạn biết đó, dù sao bạn cũng không còn dùng tới nó, nếu bạn cứ đặt nó trong tủ quần áo, thật sự bạn không cảm thấy có lỗi với chúng sao? Chúng được sinh ra với sứ mệnh giúp phụ nữ chúng ta ra đường tự tin hơn mà, nếu chúng đã xong nhiệm vụ ở chỗ bạn, hãy để vòng đời của chúng được kéo dài hơn với những chủ nhân mới.
Nào, cô gái! Bạn cần bắt đầu với tủ quần áo của mình ngay bây giờ. Biến tủ quần áo của bạn thành những đồng tiền tích cực, biến những chi tiêu của một lúc nào đó trong quá khứ trở ngược lại thành thu nhập của chúng ta.
Ngay sau khi bạn đổi những thứ đó thành tiền, đừng quan tâm tới 10% bạn đã bỏ vào quỹ dự phòng hồi đầu tháng, hãy đưa toàn bộ chiến lợi phẩm của bạn vào quỹ dự phòng. Hoàn thành mục tiêu 12 triệu đầu tiên của mình.
Dù cho bạn đã bán hết những thứ bạn không cần cho mục tiêu 12 triệu đầu tiên rồi cũng không sao. Bởi khi đó bạn đã yên tâm rằng trong Quỹ dự phòng của mình đang chứa 2 tháng sinh hoạt thiết yếu của bạn.
Mọi chuyện sẽ sở nên dễ dàng hơn với những con số mục tiêu mới ngay sau khi bạn đạt được con số mục tiêu của mình.Hãy tiếp tục kiên trì với những con số tiếp theo của mình bằng việc trích 10% thu nhập hàng tháng vào quỹ dự phòng.
Có thể bạn sẽ hỏi tôi: Nếu sau khi tôi đạt được mục tiêu 12 tháng thu nhập rồi thì sao? Liệu có tôi có cần dừng hoạt động tiết kiệm nữa không?
Đừng dừng lại hoạt động tiết kiệm là câu trả lời của tôi.
Bạn nên hiểu, tiết kiệm không chỉ đơn thuần là đưa tiền vào quỹ dự phòng. Tiết kiệm là hoạt động bạn đưa tiền của mình vào quỹ dự phòng – đầu tư – kế hoạch ngắn hạn.
Hoạt động tiết kiệm sẽ mang tới cho bạn tiền vào quỹ dự phòng với những biến cố bất ngờ trong cuộc sống. Tiết kiệm mang tiền đến quỹ đầu tư giúp bạn xây dựng nền móng cho tương lai tài chính của mình. Tiết kiệm mang tiền đến quỹ kế hoạch ngắn hạn giúp bạn thực hiện những kế hoạch cuộc sống, bảo vệ quỹ dự phòng và đầu tư.
Khi hoàn thành xong mục tiêu 12 tháng thu nhập dự phòng, bạn có thể dồn lực cho quỹ đầu tư của mình. 10% Cho quỹ dự phòng sẽ gộp vào với quỹ đầu tư, nâng số tiết kiệm cho quỹ đầu tư là 20% hàng tháng.
Hoặc bạn có thể áp dụng nguyên tắc ½ thần thành ở đây, giảm 10% cho quỹ dự phòng xuống còn 5% và đưa 5% còn lại vào quỹ đầu tư. Như vậy lúc này, quỹ đầu tư của bạn sẽ được nâng lên thành 15%.
Dùng những đồng tiền có trong quỹ đầu tư để xây dựng tạo nên khu vườn cây ăn quả khỏe mạnh, năng suất chính là mục tiêu dài hạn của bạn, giúp có được cuộc sống tự do và làm chủ tài chính. Tôi sẽ chia sẻ với bạn trong cuốn sách tiếp theo của mình. Cũng có thể tôi sẽ tiết lộ cho bạn sớm hơn ở một bài viết nào đó trên Blog Phụ Nữ Tự Do, bởi vậy hãy luôn ở đó và chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau trong bước đường sắp tới nhé.
#1.3. Tự động hóa hoạt động tiết kiệm
Tôi biết, ngay sau khi bạn đạt được cột mốc đầu tiên của mình, thậm chí là những mục tiêu phụ như 12 triệu đầu tiên ở trên, bạn sẽ bắt đầu thả lỏng và lơ là cảnh giác với những thói quen chi tiêu cũ của mình. Thật xấu hổ khi phải thừa nhận, tôi rất có kinh nghiệm trong chuyện này.
Sự thỏa mãn nhất thời khi giành được chiến thắng sau chuỗi ngày kỉ luật bản thân để tạo lập một thói quen mới khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái tự phụ. Và hệ lụy kéo theo có thể bạn sẽ tự mình phá bỏ thói quen tài chính mới được thiết lập không lâu của mình.
Cho nên thay vì “nước tới chân mới nhảy”, tôi cho rằng sự phòng bị trước luôn là cần thiết.
Tự động hóa hoạt động tiết kiệm là một sự chuẩn bị cần thiết. Hãy thiết lập nó ngay từ hôm nay. Làm điều đó sau một năm thôi, tôi hứa là bạn sẽ kinh ngạc với số tiền mình tiết kiệm được.
Đừng bỏ qua tính năng hữu ích của các ứng dụng internet banking hiện nay. Nếu bạn chưa biết thực hiện thao tác đó, hãy lên google và gõ dòng chữ: Cách đặt lịch tự động chuyển tiền tại + [tên ngân hàng bạn sử dụng].
Nếu ngân hàng bạn sử dụng không có dịch vụ tuyệt vời này, vậy thì hãy đánh dấu nhắc nhở gửi tiết kiệm vào lịch làm việc của bạn. Hãy coi đó là một công việc quan trọng của cuộc đời mặc dù chúng chỉ làm mất của bạn 30 giây thôi nhưng nó có thể khiến cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn rất nhiều năm tháng sau đó.
#1.4. Làm tốt việc theo dõi chi tiêu cá nhân
Tôi biết, tôi biết, không ai thich theo dõi chính mình cả, không ai hào hứng với việc theo dõi chi tiêu của bản thân và phát hiện ra mình từng chi tiêu “mất não” như thế nào. Tôi biết, nó thật khó khăn.
Nhưng đừng bởi vì nó khó khăn và những cảm xúc tồi tệ những ngày đầu bạn làm việc đó, hãy nghĩ về mặt tích cực của hoạt động này.
Đây là cách không thể tốt hơn giúp bạn kiểm soát sức khỏe tài chính của mình. Và nó luôn lên tiếng bằng những con số chứ không phải những suy nghĩ cảm tính hời hợt rằng tôi đang kiểm soát chi tiết rất tốt.
Để những con số lên tiếng là cách tốt nhất và khách quan nhất cho tình hình tài chính của bạn. Và chúng sẽ nói cho bạn biết, bạn có làm tốt việc ưu tiên cho quỹ dự phòng như bạn đã cam kết hay không?
#1.5. Loại bỏ những chi tiêu ngoài hệ thống mục tiêu của bạn
Khi bạn có thói quen theo dõi chi tiêu, bạn có thể dễ dàng xác định được những khoản chi bạn muốn cắt bỏ để tập trung vào quỹ dự phòng của mình. Cắt giảm chi tiêu không phải điều gì xấu xa cả, đừng nghĩ đến những điều tiêu cực giống như một hình phạt của bản thân. Thay vào đó, hãy nghĩ về nó như một cách giúp bạn tập trung trở lại vào mục tiêu tiết kiệm và cân nhắc kỹ lưỡng hơn liệu chi tiêu hiện tại có phù hợp với giá trị cá nhân của bạn hay không? Có phù hợp với mục tiêu cuộc sống của bạn hay không?
Tôi chắc chắn rằng bạn từng cười nhạo những người nhịn ăn đến mức suy nhược cơ thể để có được cân nặng mơ ước, trong khi bạn tin rằng mập một chút sẽ xinh hơn. Hoặc có thể là ngược lại. Tuy nhiên, điều tôi thật sự muốn nói với bạn đó là khi bạn ưu tiên mục tiêu nào thì bạn sẽ tập trung hành động vì nó.
Nếu bạn ưu tiên sức khỏe của mình, bạn sẽ muốn tìm hiểu những phương pháp ăn uống, tập luyện phù hợp để có thể giảm cân mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Nhưng nếu bạn ám ảnh với việc cần có một thân hình thon gọn trong 30 ngày tới để tham dự đám cưới của người yêu cũ trong chiếc đầm chiết eo gợi cảm khiến bạn lấn át ngay cả cô dâu, có thể bạn sẽ điên cuồng giảm cân bằng cách nhịn ăn, uống giấm hoặc tập luyện quá độ.
Điều bạn ưu tiên sẽ thúc đẩy bạn lựa chọn những hành động phù hợp để phục vụ cho mục tiêu giá trị đó, hơn nữa bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cắt bỏ.
Nó giống như khi bạn muốn mua con Iphone 13 Promax 256Gb mới ra mắt thì bạn sẽ phải lựa chọn đâu là ưu tiên của mình. Một bữa ăn xa xỉ vào cuối tuần hay tiết kiệm một khoản trả trước?
Bằng cách xem xét lại chi tiêu của bạn và cắt bỏ bất kỳ thứ gì không phù hợp với mục tiêu của bạn, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để dành tiền mặt để tiết kiệm, trong khi vẫn duy trì một cuộc sống khiến bạn hạnh phúc và một tương lai khiến bạn phấn khích.
#1.6. Tránh lạm phát lối sống
Cuối cùng, lời khuyên cuối cùng tôi dành cho bạn,đó là tránh lạm phát lối sống. Đây là một lời khuyên quan trọng và tôi đã áp dụng nó trong nhiều năm nay.
Lạm phát lối sống chính là việc bạn có xu thể tăng chi sau khi tăng thu. Nói cách khác, khi bạn được tăng lương, thay gì bạn bỏ thêm vào quỹ dự phòng của mình khoản thu nhập tăng thêm đó thì bạn sẽ mua sắm nhiều hơn, đi chơi nhiều hơn, hoặc tìm tới những nơi mới đắt tiền hơn.
Điều đáng cảnh báo chính là thông thường bạn sẽ có xu thế chi vượt quá so với tỷ lệ tăng thu nhập thực tế. Ví dụ, bạn được tăng thêm 15% thu nhập thì có thể khi ấy, chi tiêu của bạn sẽ tăng 30% chứ không còn là 15% nữa.
Việc duy trì mức chi tiêu cũ để tập trung cho việc xây dựng quỹ dự phòng ngay cả khi thu nhập được tăng lên là bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình nhanh hơn rất nhiều dự kiến, điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng chạm được mục tiêu làm chủ tài chính.
Chiến lược này sẽ áp dụng ngay cả khi bạn có một khoản thu nhập phát sinh mới, ví dụ như làm thêm, giải thưởng, tiền mừng sinh nhật, tiền hoàn thuế, tiền bảo hiểm… Thay vì dùng chúng để chi tiêu, hãy đưa chúng vào quỹ dự phòng của bạn.
Dù bạn muốn thưởng cho bản thân một chút cũng không sao, chúng sẽ thúc đẩy bạn kiếm thêm thu nhập mới nhiều hơn. Nhưng hãy đặt ra một hạn mức cho mình, ví dụ như chi 20% thu nhập có thêm và 80% đưa vào quỹ dự phòng. hãy thưởng cho mình một buổi trà chiều bên hội chị em, hoặc một cuốn sách giúp bạn mở rộng hiểu biết, cũng có thể là một bữa ăn thịnh soạn tại một nhà hàng yêu thích. Hãy đảm bảo, khoản chi này nằm trong hạn mức cho phép của mình.
DÀNH CHO BẠN
Bài tập 8. Thiết lập các mục tiêu cho quỹ dự phòng của bạn. Đảm bảo rằng bạn có thể thấy nó hàng ngày.
Bài tập 9. Đặt lịch chuyển tiền tự động vào tài khoản dự phòng trên ứng dụng internet banking. Hoặc, ghi chú vào lịch làm việc của bạn, lịch để bàn của bạn về ngày chuyển tiền vào quỹ dự phòng, liên tục trong suốt 12 tháng tiếp theo.
—————————————–
HÃY NGHIÊM TÚC LÀM BÀI TẬP NÀY NHƯ CÁCH BẠN NGHIÊM TÚC VỚI CUỘC SỐNG CỦA MÌNH
#5. Thoát khỏi nợ nần
Nếu bạn đang vướng vào những khoản nợ, đây có thể là một tin xấu. Nhưng một tin tốt đó là: Không phải mọi khoản nợ đều là xấu.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần không nợ thì họ có thể kiểm soát được cuộc sống của mình, giàu có và thịnh vượng tài chính. Sự thật thì luôn bất ngờ.
Người giàu thậm chí còn vay nợ rất nhiều.
Bạn không đọc nhầm đâu. Thực tế thì nợ cũng có hai dạng là nợ tốt và nợ xấu.
Nếu bạn đang có một khoản nợ tốt, tôi không nghĩ bạn sẽ cần đến cuốn sách này. Bởi để sở hữu một khoản nợ tốt, tôi nghĩ bạn đã hiểu rất rõ sức mạnh của những khoản vay như một đòn bẩy tài chính.
#5.1. Nợ tốt là gì? Nợ xấu là gì?
Nợ tốt làm gia tăng tiền mặt hoặc tài sản của bạn. Nợ xấu làm tiêu hao tiền mặt hoặc tài sản của bạn.
Tôi từng viết trên Blog Phụ Nữ Tự Do một bài có chủ đề là: Phụ nữ độc thân có nên mua chung cư trả góp? tôi có đề cập tới 3 kịch bản sau khi mua căn chung cư trả góp đó là:
Kịch bản số 1: Bạn dọn vào ở căn nhà đó, đóng lãi và trả góp trong suốt 12 năm. Không thu được đồng tiền nào từ căn nhà đó.
Kịch bản số 2: Bạn dọn vào ở một phòng trong căn nhà, cho thuê phòng còn lại. Bạn đóng lãi và trả góp trong suốt 12 năm, thu tiền thuê từ người thuê nhà.
Kịch bản số 3: Bạn cho thuê lại căn nhà trả góp kia. Lấy tiền thuê nhà chi trả cho tiền góp và lãi hàng tháng, đúc ví số dư còn lại.
Ta có gì ở 3 kịch bản trên?
Ở kịch bản thứ nhất, bạn gánh một khoản nợ trả góp trong suốt 12 năm và không thu được bất cứ khoản tiền nào từ căn nhà. Đây là một khoản nợ xấu.
Kịch bản số ba sáng sủa hơn rất nhiều, bạn có một khoản nợ trả góp khi mua căn nhà, nhưng bạn cũng thu được tiền từ việc cho thuê căn nhà ấy. Sau khi trừ đi số tiền phải chi cho căn nhà, hàng tháng bạn vẫn có thêm tiền đút túi. Đây là một khoản nợ tốt.
Vậy điều gì nên xảy đến với kịch bản số hai? Có vẻ dễ trả lời hơn rồi, biến kịch bản số hai thành kịch bản số ba. Tức là nguồn thu từ người thuê nhà mỗi tháng lớn hơn số tiền phải chi cho khoản trả góp. Như vậy bạn sẽ có một khoản nợ tốt, ngược lại bạn sẽ phải gánh trên vai một khoản nợ xấu.
Vấn đề của chúng ta không phải là KHÔNG CÓ NỢ mà là KHÔNG CÓ NỢ XẤU. Nếu bạn đang vướng vào nợ xấu, hãy tìm mọi cách thoát khỏi chúng càng nhanh càng tốt.
#5.2. Các bước thoát khỏi nợ xấu
Ở đây, chúng ta chỉ nói về những khoản nợ xấu.
Bước 1. Đặt mục tiêu trả nợ
Nếu bạn không muốn ngày nào cũng sống trong lo sợ và áp lực bởi những khoản nợ, hãy tập trung vào mục tiêu trả nợ.
Viết ra con số bạn cần trả và thời gian hoàn thành nó. Hãy chắc chắn rằng bạn nhìn thấy nó hằng ngày. Bạn có thể gắn trên lịch làm việc ở nhà, nhật ký cá nhân, lịch cá nhân, … Bất cứ đâu khiến bạn luôn nhớ về mục tiêu ưu tiên số một của mình.
Hãy làm điều đó, ngay bây giờ. Hãy viết lên giấy và bằng tay, điều này sẽ có tác động tâm lý rất lớn dành cho bạn. Tin tôi đi, tôi đã trải nghiệm rồi.
Bước 2. Phân cấp cho các khoản nợ và lên kế hoạch trả nợ
Có thể bạn đang gặp rắc rối với những khoản nợ khác nhau như nợ thẻ tín dụng, nợ tín dụng đen, nợ trả góp, nợ bạn bè, nợ gia đình, nợ người thân…
Hãy phân cấp bậc cho các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Lãi suất: Từ nợ lãi suất cao đến nợ lãi suất thấp
- Mức độ thân thiết: Từ nợ của người không thân thiết đến người thân thiết
- Khối lượng vay: Từ nợ lớn đến nợ bé.
Ví dụ:
- Nợ ngân hàng 60 triệu với lãi suất 15%/năm
- Nợ mẹ 50 triệu
- Nợ tín dụng đen 20 triệu với lãi 40%/năm
- Nợ chị dâu 10 triệu với lãi suất 8%/ năm
- Nợ bạn thân 5 triệu
- Nợ đồng nghiệp 2 triệu
Vậy thứ tự ưu tiên sẽ như sau:
- Trả nợ tín dụng đen
- Trả nợ ngân hàng
- Trả nợ chị dâu
- Trả nợ đồng nghiệp
- Trả nợ bạn thân
- Trả nợ mẹ
Đối với những người thân thiết, những người bạn không ưu tiên trả nợ trước, hãy chia sẻ với họ những khó khăn của bạn và kế hoạch trả nợ của bạn. Bạn nên có một cái hẹn về thời gian để họ được yên tâm.
Thực chất, các mối quan hệ thân thiết họ sẽ không làm khó bạn nhưng bạn cần thể hiện sự tôn trọng và biết ơn bằng cách chia sẻ về kế hoạch trả nợ của bạn cho họ. Làm như vậy họ sẽ yên tâm hơn và biết đâu họ còn có thể hỗ trợ thêm cho bạn.
Bước 3. Lên kế hoạch chi tiêu và trả nợ
Trong phần lên kế hoạch chi tiêu ở trên, với chiến lược “Chia để trị”, bạn sẽ có 30% số tiền trong quỹ kế hoạch ngắn hạn. Đây là lúc bạn cần dùng đến nó.
Hãy dồn hết công lực của bạn cho việc trả nợ. Nếu cần thiết, thậm chí bạn có thể dùng tạm đến quỹ đầu tư để giải thoát bản thân ra khỏi những khoản nợ lãi cao. Như vậy, lúc này bạn sẽ có 40% thu nhập cho việc trả nợ.
Nhưng hãy chắc chắn rằng, bạn không sử dụng quá 6 tháng của quỹ đầu tư. Bởi bạn biết đó, tương lai của bạn còn ở phía trước, nếu bạn không chuẩn bị cho nó, có thể bạn sẽ mãi sống trong vòng luẩn quẩn của nợ nần.
Bước 4. Thắt chặt chi tiêu
Trong thời gian trả nợ, hãy cố gắng thắt chặt chi tiêu. Có thể khi đó bạn sẽ cần phải chập nhận sống một khoảng thời gian “kham khổ” một chút so với cuộc sống phung phí trước đó.
Hãy chắc rằng, bạn đang nghiêm túc thực hiện kế hoạch trả nợ. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ không muốn nhìn thấy bất cứ khoản chi nào trong cột lãng phí của mình xuất hiện đâu.
Nếu chúng xuất hiện, bạn cần tiêu diệt chúng ngay lập tức.
Từ chối các buổi hẹn cafe, buổi nhậu đêm, chiếc váy bắt trend, món ăn đang hot sẽ không làm bạn chết đâu. Nếu các anh xã hội đen tới nhà hoặc công ty của bạn, tôi nghĩ điều tồi tệ sẽ khó tránh khỏi.
Đống nợ xấu của bạn đã quá đủ tệ rồi. Chắc bạn không muốn chúng tệ càng thêm tệ nữa chứ, phải không?
Bước 5. Mở rộng nguồn thu nhập
Thặt chặt chi tiêu chỉ là kế hoãn binh, để trả nợ nhanh chóng và dứt hoàn toàn những món nợ xấu, không còn cách nào khác, bạn cần tìm cách gia tăng thu nhập.
Làm thêm ở một quán cafe nào đó sau giờ làm không có gì xấu cả. Nhận thêm dự án bên ngoài để tăng ca tại nhà cũng là một ý hay, vừa tăng năng lực chuyên môn vừa có thêm tiền…
Đừng nói với tôi, bạn không thể kiếm thêm thu nhập sau giờ làm, bạn không biết làm gì?
Nghiêm túc suy nghĩ đến những công việc kiếm thêm thu nhập, tự khắc bạn sẽ tìm thấy công việc dành cho bạn. Đây là cuộc đời của bạn!
Một ngày bạn có 24 tiếng, 8 tiếng để làm việc tại công ty, 16 tiếng còn lại chính là cơ hội cho bạn kiếm tiền.
Tôi có những gợi ý giúp bạn kiếm thêm thu nhập ở chương tiếp theo, hãy nghiêm túc đọc nó nhé!
Bước 6. Loại bỏ những nguy cơ dẫn tới nợ xấu
Bạn sẽ muốn bình tĩnh ngồi xuống và nhìn lại những lý do khiến bạn rơi vào nợ xấu là gì?
- Đống thẻ tín dụng đầy mê hoặc trong ví?
- Những shop thời trang bắt trend kịp mùa?
- Sự đố kị của bạn với con nhỏ đồng nghiệp?
- Đu trend theo người nổi tiếng?
- Thiếu kiến thức tài chính?
- Chương trình săn sale mỗi đêm của các ứng dụng mua sắm online?
- Stress?
- Mạng xã hội và những bức ảnh hút mắt?
- …
Xác định chính xác thứ lôi kéo bạn vào cuộc chơi của những món nợ chính là bước đầu tiên giúp bạn tránh xa chúng.
Nói thật thì sai lầm luôn đến từ sự thiếu kiến thức trong quản lý tài chính cá nhân của chính bạn, nhưng thứ chúng ta đang bàn tới chính là những chất xúc tác khiến bạn sa chân vào đó nhanh và sâu hơn.
Chúng là những gì?
Bước 7. Rút ra bài học cho riêng mình
Sau khi hoàn thành việc trả nợ của mình, bạn rút ra bài học gì?
- Có nhiều nguồn thu nhập thật tốt?
- Những lần mua sắm bốc đồng thật vô nghĩa?
- Chiếc thẻ tín dụng không tuyệt vời như lời quảng cáo?
- Sức khỏe là rất quan trọng?
- Kiến thức quản lý tài chính cá nhân cực kỳ cực kỳ quan trọng?
- Cắt giảm chi tiêu hóa ra không tệ như bạn tưởng?
- Hóa ra không mua chiếc váy đó, bạn vẫn sống vui khỏe?
- ….
Để đảm bảo bạn không tiếp tục vướng nợ xấu nữa, hãy tìm hiểu nhiều hơn về quản lý tài chính cá nhân. Chúng luôn có sẵn ở trong Blog Phụ Nữ Tự Do. Dành 30 phút mỗi ngày để nâng cao kiến thức cho mình là một việc không bao giờ thừa cả.
Ở chương tiếp theo, tôi sẽ giúp bạn nhìn thấy rõ hơn thủ phạm khiến bạn rơi vào rắc rối tài chính và những giải pháp giúp bạn thông minh hơn mỗi ngày trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Giờ là phần của bạn.
DÀNH CHO BẠN
Bài tập 10. Viết xuống sổ của bạn những khoản nợ bạn đang có và phân loại chúng (nợ xấu – nợ tốt). Phân cấp cho các khoản nợ xấu và lập kế hoạch thoát khỏi chúng.
—————————————–
ĐỪNG CHUYỂN SANG NỘI DUNG MỚI NẾU BẠN CHƯA XONG LÀM BÀI TẬP Ở PHẦN NÀY NHÉ!